Hàng hiệu hết thời “hét giá” ở Trung Quốc
(Dân trí) - Từ lâu, các hãng đồ hiệu vẫn thường thỏa sức “chặt chém” khách hàng ở Trung Quốc. Nhưng khi “cơn khát” hàng xa xỉ tại nước này chững lại, các công ty đồ hiệu bắt đầu phải tính đến chuyện mà họ chưa từng nghĩ tới bao giờ là phải hạ giá bán sản phẩm.
Tờ Wall Street Journal đưa ra một phép so sánh với ba mẫu xe của các hãng Mercedes, Audi và BMW, và nhận thấy rằng, trung bình, giá niêm yết của xe hơi cao cấp tại Trung Quốc cao hơn 64% so với sản phẩm tương tự bán tại Mỹ. Thực trạng này xem ra có vẻ như phi lý, bởi hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vẫn được cho là rẻ hơn ở các nơi khác.
Theo số liệu của hãng Bernstein Research, giá niêm yết cho một chiếc Mercedes C-Class ở Trung Quốc bắt đầu từ 57.120 USD, cao hơn 62% so với ở Mỹ. Tương tự, một chiếc Audi A4 và BMW 3-Series sản xuất tại Trung Quốc lần lượt đắt hơn so với ở Mỹ 54% và 76%. Sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn đối với các loại xe nhập khẩu.
Giá hàng xa xỉ ở Trung Quốc bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, trong khi ở một số các thị trường khác, hàng xa xỉ không phải chịu những loại thuế này. Tuy nhiên, cho dù bỏ đi tất cả các loại thuế này, thì giá các loại xe nói trên ở Trung Quốc vẫn cao hơn 37% so với ở Mỹ.
Nhà sản xuất của 3 chiếc xe lập luận rằng, sản phẩm của họ tại Trung Quốc có nhiều đặc điểm nổi trội hơn. Tuy nhiên, chỉ riêng điều này không đủ để lý giải cho sự khác biệt về giá.
Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bắt đầu sản xuất xe hơi trong nước, thì giá xe ở nước này thậm chí còn cao hơn. Các hãng sản xuất xe ở Trung Quốc chẳng thấy lý do gì để giảm giá bán, bởi nhu cầu của thị trường quá lớn. Khách mua xe ở Trung Quốc có thói quen trả thêm tiền nếu muốn được nhận xe sớm.
Nhưng tình hình đang dần thay đổi. Song song với việc ngày càng nhiều mẫu xe xuất hiện, nhu cầu cũng chững lại. Năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt. Tổng doanh số các loại xe Audi, BMW và Mercedes tại Trung Quốc trong quý 1 năm nay chỉ tăng có 6%, so với mức tăng 25% đạt được trong quý 4. Tại Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải, BMW cho biết, hãng kỳ vọng tăng trưởng doanh số đạt được năm nay tại Trung Quốc chỉ đạt mức 1 con số, sau khi tăng 40% trong năm 2012.
“Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến về giá ở Trung Quốc đang gia tăng. Có quá nhiều công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc lúc này. Cạnh tranh giá cả sẽ được đẩy mạnh nếu doanh số tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện tại”, ông Max Warburton, nhà phân tích thị trường ô tô của hãng Bernstein, đánh giá.
Các công ty thời trang cũng đối mặt với những sức ép tương tự. Cổ phiếu của hãng LVMH với thương hiệu Louis Vuitton đã giảm mạnh trong thời gian gần đây sau khi hãng tuyên bố doanh thu ở Trung Quốc đi ngang trong năm qua. Cách duy nhất để thu hút trở lại người tiêu dùng Trung Quốc vốn nhạy cảm về giá, những người thích mua với giá rẻ hơn cho dù dám bỏ ra 2.000 USD để sắm một chiếc túi xách, có lẽ chỉ là hạ giá bán.
Các nhà sản xuất hàng hiệu vẫn luôn tỏ ra kém cởi mở trong vấn đề giá cả. Tuy nhiên, số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng đã khiến các hãng khó giữ được “bí mật” này. Cùng là chiếc túi xách Gucci Joy Boston, nhưng giá bán ở Trung Quốc cao hơn ở Pháp tới 54% vào năm 2009. Mức chênh lệch bị đẩy lên 62% trong năm 2012, theo số liệu của công ty đầu tư Exane BNP Paribas. Đúng ra, đồng Nhân dân tệ tăng giá phải khiến hàng nhập khẩu vào Trung Quốc rẻ hơn.
Thông thường, giá đồ da và thời trang hàng hiệu ở châu Á cao hơn 50% so với ở châu Âu. Theo hãng Gucci, sự chênh lệch giá này chủ yếu do thuế, chi phí vận chuyển và biến động tỷ giá. Nhưng theo ông Luca Solca, người phụ trách lĩnh vực đồ hiệu thuộc Exane Paribas, những yếu tố trên chỉ đóng góp 70% trong sự chênh lệch giữa giá hàng hiệu ở Trung Quốc với ở Mỹ hay châu Âu. Ông Solca cho biết, ông sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu chênh lệch giá đồ hiệu ở Trung Quốc giảm xuống trong thời gian tới do nhu cầu tăng trưởng chậm lại.
Mua sắm ở nước ngoài là cách để người tiêu dùng Trung Quốc tránh bị “chặt chém” ở trong nước. Đó là một vấn đề đối với các hãng đồ hiệu ở Trung Quốc hiện nay, bởi các cửa hiệu của họ ở thị trường này có nguy cơ bị biến thành những nơi trưng đồ để… ngắm. Giá cổ phiếu của họ cũng đối mặt rủi ro lao dốc do doanh số tại Trung Quốc ảm đạm.
Đến nay, đã có một số hãng đồ hiệu thu hẹp khoảng cách giá giữa Trung Quốc với các thị trường khác để khuyến khích người tiêu dùng nước này mua hàng trong nước nhiều hơn. Theo Louis Vuitton, giá sản phẩm thương hiệu này ở Bắc Kinh và Paris hiện đã giảm còn khoảng 30%, từ mức chênh 50% trong năm 2012.
Hàng hiệu ở Nhật trước đây cũng đắt đỏ so với ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, ông Aaron Fischer, người phụ trách nghiên cứu tiêu dùng tại công ty tư vấn CLSA, do nhu cầu giảm, chênh lệch giá đồ hiệu ở Nhật với nước ngoài cũng đã giảm. Sau 3 năm, chênh lệch giá của chiếc túi xách Louis Vuitton Speedy 30 ở Nhật đã giảm một nửa, chỉ còn đắt hơn 24% so với ở châu Âu trong năm 2012.
Giảm giá tại thị trường đồ hiệu sôi động nhất thế giới là Trung Quốc sẽ đem đến những “nỗi đau” cho các nhà sản xuất hàng xa xỉ. Mức giảm giá 10% cho xe Mercedes, Audi và BMW đồng nghĩa với mức lợi nhuận thu được từ mỗi xe bán được sẽ giảm 1/3, giả sử chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngang bằng với tại thị trường khác.
Tuy nhiên, trong dài hạn, thì việc tuân theo thực tế vẫn là việc mà các hãng đồ hiệu phải làm.
Theo số liệu của hãng Bernstein Research, giá niêm yết cho một chiếc Mercedes C-Class ở Trung Quốc bắt đầu từ 57.120 USD, cao hơn 62% so với ở Mỹ. Tương tự, một chiếc Audi A4 và BMW 3-Series sản xuất tại Trung Quốc lần lượt đắt hơn so với ở Mỹ 54% và 76%. Sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn đối với các loại xe nhập khẩu.
Giá hàng xa xỉ ở Trung Quốc bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, trong khi ở một số các thị trường khác, hàng xa xỉ không phải chịu những loại thuế này. Tuy nhiên, cho dù bỏ đi tất cả các loại thuế này, thì giá các loại xe nói trên ở Trung Quốc vẫn cao hơn 37% so với ở Mỹ.
Nhà sản xuất của 3 chiếc xe lập luận rằng, sản phẩm của họ tại Trung Quốc có nhiều đặc điểm nổi trội hơn. Tuy nhiên, chỉ riêng điều này không đủ để lý giải cho sự khác biệt về giá.
Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bắt đầu sản xuất xe hơi trong nước, thì giá xe ở nước này thậm chí còn cao hơn. Các hãng sản xuất xe ở Trung Quốc chẳng thấy lý do gì để giảm giá bán, bởi nhu cầu của thị trường quá lớn. Khách mua xe ở Trung Quốc có thói quen trả thêm tiền nếu muốn được nhận xe sớm.
Nhưng tình hình đang dần thay đổi. Song song với việc ngày càng nhiều mẫu xe xuất hiện, nhu cầu cũng chững lại. Năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt. Tổng doanh số các loại xe Audi, BMW và Mercedes tại Trung Quốc trong quý 1 năm nay chỉ tăng có 6%, so với mức tăng 25% đạt được trong quý 4. Tại Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải, BMW cho biết, hãng kỳ vọng tăng trưởng doanh số đạt được năm nay tại Trung Quốc chỉ đạt mức 1 con số, sau khi tăng 40% trong năm 2012.
“Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến về giá ở Trung Quốc đang gia tăng. Có quá nhiều công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc lúc này. Cạnh tranh giá cả sẽ được đẩy mạnh nếu doanh số tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện tại”, ông Max Warburton, nhà phân tích thị trường ô tô của hãng Bernstein, đánh giá.
Các công ty thời trang cũng đối mặt với những sức ép tương tự. Cổ phiếu của hãng LVMH với thương hiệu Louis Vuitton đã giảm mạnh trong thời gian gần đây sau khi hãng tuyên bố doanh thu ở Trung Quốc đi ngang trong năm qua. Cách duy nhất để thu hút trở lại người tiêu dùng Trung Quốc vốn nhạy cảm về giá, những người thích mua với giá rẻ hơn cho dù dám bỏ ra 2.000 USD để sắm một chiếc túi xách, có lẽ chỉ là hạ giá bán.
Các nhà sản xuất hàng hiệu vẫn luôn tỏ ra kém cởi mở trong vấn đề giá cả. Tuy nhiên, số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng đã khiến các hãng khó giữ được “bí mật” này. Cùng là chiếc túi xách Gucci Joy Boston, nhưng giá bán ở Trung Quốc cao hơn ở Pháp tới 54% vào năm 2009. Mức chênh lệch bị đẩy lên 62% trong năm 2012, theo số liệu của công ty đầu tư Exane BNP Paribas. Đúng ra, đồng Nhân dân tệ tăng giá phải khiến hàng nhập khẩu vào Trung Quốc rẻ hơn.
Thông thường, giá đồ da và thời trang hàng hiệu ở châu Á cao hơn 50% so với ở châu Âu. Theo hãng Gucci, sự chênh lệch giá này chủ yếu do thuế, chi phí vận chuyển và biến động tỷ giá. Nhưng theo ông Luca Solca, người phụ trách lĩnh vực đồ hiệu thuộc Exane Paribas, những yếu tố trên chỉ đóng góp 70% trong sự chênh lệch giữa giá hàng hiệu ở Trung Quốc với ở Mỹ hay châu Âu. Ông Solca cho biết, ông sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu chênh lệch giá đồ hiệu ở Trung Quốc giảm xuống trong thời gian tới do nhu cầu tăng trưởng chậm lại.
Mua sắm ở nước ngoài là cách để người tiêu dùng Trung Quốc tránh bị “chặt chém” ở trong nước. Đó là một vấn đề đối với các hãng đồ hiệu ở Trung Quốc hiện nay, bởi các cửa hiệu của họ ở thị trường này có nguy cơ bị biến thành những nơi trưng đồ để… ngắm. Giá cổ phiếu của họ cũng đối mặt rủi ro lao dốc do doanh số tại Trung Quốc ảm đạm.
Đến nay, đã có một số hãng đồ hiệu thu hẹp khoảng cách giá giữa Trung Quốc với các thị trường khác để khuyến khích người tiêu dùng nước này mua hàng trong nước nhiều hơn. Theo Louis Vuitton, giá sản phẩm thương hiệu này ở Bắc Kinh và Paris hiện đã giảm còn khoảng 30%, từ mức chênh 50% trong năm 2012.
Hàng hiệu ở Nhật trước đây cũng đắt đỏ so với ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, ông Aaron Fischer, người phụ trách nghiên cứu tiêu dùng tại công ty tư vấn CLSA, do nhu cầu giảm, chênh lệch giá đồ hiệu ở Nhật với nước ngoài cũng đã giảm. Sau 3 năm, chênh lệch giá của chiếc túi xách Louis Vuitton Speedy 30 ở Nhật đã giảm một nửa, chỉ còn đắt hơn 24% so với ở châu Âu trong năm 2012.
Giảm giá tại thị trường đồ hiệu sôi động nhất thế giới là Trung Quốc sẽ đem đến những “nỗi đau” cho các nhà sản xuất hàng xa xỉ. Mức giảm giá 10% cho xe Mercedes, Audi và BMW đồng nghĩa với mức lợi nhuận thu được từ mỗi xe bán được sẽ giảm 1/3, giả sử chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngang bằng với tại thị trường khác.
Tuy nhiên, trong dài hạn, thì việc tuân theo thực tế vẫn là việc mà các hãng đồ hiệu phải làm.
Phương Anh
Theo Wall Street Journal
Theo Wall Street Journal