1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hàng bẩn và lý thuyết an toàn của quan chức

Thị trường hàng hóa ngày càng phức tạp hơn khi xuất hiện nhiều loại hàng độc, hàng bẩn, hàng kém chất lượng và không rõ ràng về nguồn gốc… Thị trường liên tiếp xuất hiện nhiều “scandal” hàng hóa khiến cho người tiêu dùng mất niềm tin và lo lắng.

Trong bối cảnh như vậy, người tiêu dùng rất cần có những thông tin chính thức và tư vấn từ các nhà quản lý, các chuyên gia uy tín. Đáp lại những nhu cầu bức thiết đó là những câu quen thuộc, công thức và lý thuyết kiểu: “Chỉ chọn những món hàng thật cần thiết. Tránh xa những hàng hóa không có bảo hành, lưu ý nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, thời hạn bảo hành...”.

Tuy nhiên, trên thực tế trong khi những chỉ dẫn nặng tính sách vở và lý thuyết như trên có thừa thì người tiêu dùng lại đang rất thiếu những lời chỉ dẫn xuất phát từ chính thực tế mà họ trông đợi từ những cơ quan có trách nhiệm. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng còn làm rối thêm tình hình khi đưa ra những thông tin chưa thống nhất.


Người tiêu dùng đang mất niềm tin vào an toàn thực phẩm.

Người tiêu dùng đang mất niềm tin vào an toàn thực phẩm.

Hiện người tiêu dùng đang đối mặt với vấn nạn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm nhập khẩu có nhiều chất độc hại kiểu như thịt cá, hoa quả tươi.... Và người tiêu dùng đang rất mong mỏi có được những lời tư vấn chính xác từ cơ quan có trách nhiệm để lựa chọn, nhưng không ít khi lại gặp những kiểu không biết đâu mà lần.

Hồi tháng 6/2013, người ta phát hiện ra hàng chục tấn khoai tây Trung Quốc nhập khẩu bị phát hiện dư lượng thực vật cao hơn mức cho phép trong khi dư luận đang rất hoang mang thì một vị quan chức một đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát trienẻ Nông thôn đã phát biểu: Có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn.

Hàng chục tấn khoai tây nhập bị phát hiện dư lượng thực vật cao gấp nhiều lần cho phép mà vẫn nói là an toàn thì không thể hiểu nổi.

Chưa hết, trước đó không lâu trong vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, dẫu kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm nhưng cũng một lãnh đạo ngành này đã lại khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn (!?).

Chính kiểu tuyên bố nước đôi này khiến người dân không những không tin vào kết quả kiểm tra mà còn rất thất vọng trước cách làm, cách phát ngôn của những cơ quan có trách nhiệm và họ chỉ còn biết tự cứu lấy mình trước hàng hóa nhiễm độc từ bên ngoài tràn vào bằng một biện pháp hơi cực đoan: Tẩy chay!.

Giữa muôn vàn hàng hóa, thực phẩm độc hại đang bủa vây, những kiểu tuyên bố như trên khiến cho người tiêu dùng cảm giác bị bỏ rơi bỏ rơi và cô đơn trước vô vàn rủi ro tấn công. Người tiêu dùng vẫn đang cố đi tìm một sự bảo đảm, sự tư vấn để cầu mong sự yên tâm và an toàn cho cuộc sống. Thế nhưng với những tư vấn và phát ngôn như trên thì mới đảm bảo an toàn về lý thuyết và an toàn cho chính mình mà thôi.

Theo Tâm Thời
VEF