1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hai đại gia ngoại “gây bão” lớn nhất ở Việt Nam năm 2014

(Dân trí) - Năm 2014 sắp qua, điểm lại những doanh nghiệp ngoại gây bão truyền thông và thương trường Việt Nam phải kể đến hai doanh nghiệp, một đến từ Hàn Quốc và một đến từ Đức. Tuy nhiên, cách gây ấn tượng của hai đại gia ngoại này ở hai chiều hướng khác nhau.

Niềm vui từ Samsung


Năm 2014 là mốc đáng nhớ trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo với sự đổ bộ mạnh mẽ của tập đoàn Samsung đến từ Hàn Quốc. Tính đến hết tháng 11/2014 đại gia này đã rót 5,4 tỷ USD, chiếm 31,1% tổng số vốn FDI của các đối tác đăng ký, cấp mới vào Việt Nam trong 11 tháng qua. Tổng vốn lũy kế của Samsung tại Việt Nam theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là 12,6 tỷ USD. Dự báo, đến năm 2017, Samsung sẽ rót thêm vào Việt Nam khoảng gần 8 tỷ USD, nâng tổng vốn của Samsung tại Việt Nam lên 20 tỷ USD.


Công nhân làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Samsung t
Công nhân làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Với số vốn cam kết và giải ngân như hiện nay, Samsung hiện là doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao số 1 tại Việt Nam, vượt xa số vốn đầu tư tại Việt Nam của các tập đoàn toàn cầu khác như Intel (Mỹ) hay các hãng công nghệ đến từ Nhật Bản. So với các lĩnh vực đầu tư khác như bất động sản, chế biến, chế tạo, số vốn 5 tỷ USD/năm của Samsung, không có doanh nghiệp nước ngoài nào sánh bằng.

 

Con số đầu tư của Samsung khiến rất nhiều người vui mừng vì không chỉ giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động mà doanh nghiệp này còn cam kết gắn bó lâu dài tại Việt Nam khi trong kế hoạch họ cam kết đầu tư 2 Viện nghiên cứu, chế tạo tại Hà Nội và TP HCM.

 

Sự đầu tư mạnh mẽ của Samsung đã phát đi tín hiệu rất tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam đồng thời cũng phát đi tín hiệu về xu hướng đầu tư "cá mập" tập đoàn của Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới.
 
Mới đây tháng 10/2014, một công ty con của Tập đoàn Samsung cũng tham gia vào dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng 3 tại Việt Nam. Không dừng lại đó, Bộ KH&ĐT vừa tiết lộ Samsung có ý định đầu tư 950 triệu USD xây dựng nhà máy đóng tàu biển tại Cam Ranh và tham gia dự án góp vốn xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành. Đây đều là những dự án có tổng số vốn lớn và đặc biệt quan trọng tại Việt Nam.

 

Không chỉ gây chấn động về số vốn và ý định đầu tư, Samsung còn khiến nhiều doanh nghiệp nội, ngoại làm ăn tại Việt Nam ghen tỵ vì họ được hưởng rất nhiều ưu đãi kiểu “trải thảm  đỏ” và “vượt rào”. Khi đầu tư vào Việt Nam, Samsung là một trong số ít các tập đoàn công nghệ được hưởng các ưu đãi đặc biệt của Chính phủ Việt Nam cũng như bản thân các tỉnh mà doanh nghiệp này dừng chân. Hàng loạt các chính sách về thuế sử dụng đất, thu nhập doanh nghiệp được miễn, hoãn thời hạn giao nộp, rồi đến mặt bằng sạch cho doanh nghiệp này thực thi các dự án.

 

Tháng 8/2014, doanh nghiệp này tiếp tục gây bão dư luận bằng việc trực tiếp đặt hàng 170 linh kiện của mình cho các doanh nghiệp gia công tại Việt Nam. Tuy nhiên, bất ngờ là không doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của Samsung cũng như các tiêu chuẩn Samsung đặt ra.

 

Đây là câu chuyện gây rúng động dư luận và “cú đánh vỗ mặt” của Samsung đối với doanh nghiệp Việt Nam. Suốt một thời gian, giới truyền thông và chuyên gia đi tìm lời giải cho vấn đề tại Samsung cố đưa ra tiêu chuẩn cao hay tại DN Việt Nam không đạt chuẩn? Rồi hàng loạt các nghi vấn đưa ra về việc Samsung đưa ra cớ để loại bỏ DN Việt ra khỏi chuỗi giá trị của mình, hay là cớ để họ tiếp tục nhập khẩu linh kiện từ những doanh nghiệp khác tại Đài Loan, Trung Quốc hay ở Hàn Quốc.

 

Và quan trọng hơn nhân sự kiện này, người ta lại đặt ra câu hỏi sau nhiều năm, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã đi đến đâu, làm được gì? Việt Nam chọn công nghiệp hỗ trợ nào là chủ  lực và có nên dựa vào các doanh nghiệp FDI để làm công nghiệp hỗ trợ như chúng ta đã và đang thực hiện hay không? Và cũng vì thế mà niềm vui của Samsung tạo ra chưa được trọn vẹn.

 

Nỗi buồn từ Metro Việt Nam

 

Trái ngược với Samsung, một nhà đầu tư ngoại có 12 năm làm ăn tại Việt Nam là tập đoàn Metro cash & carry của Đức đã phải rút lui giữa chừng khi bán qua tay Metro Việt Nam cho tập đoàn Thái Lan với giá gần 900 triệu USD. Vấn đề của Metro Việt Nam mới được đem ra mổ xẻ và điều đáng nghi ngờ nhất của doanh nghiệp này chính là: cáo buộc gian lận thuế, chuyển giá và kinh doanh sai giấy phép tại Việt Nam.


Cụ thể, trong 12 năm hoạt động tại Việt Nam, Metro báo lỗ 11 năm và không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù báo lỗ nhưng Metro Việt Nam liên tục mở rộng hệ thống của mình mỗi năm 1,5 đại siêu thị tại nhiều tỉnh thành phố lớn của Việt Nam.

 

Mặc dù cơ quan thuế vào cuộc nhưng đằng sau sự thật Metro đến nay vẫn chưa  làm sáng tỏ. Chỉ có điều sáng rõ nhất là thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua thời gian tranh tối tranh sáng mà phần đông thiệt hại thuộc về các doanh nghiệp bán lẻ nội chịu cảnh cạnh tranh không lành mạnh. 19 đại siêu thị của Metro hiện đang ngụ tại những khu đất vàng ở các tỉnh thành phố và giờ nằm trong tay của doanh nghiệp Thái Lan.

 

Trong buổi tiếp xúc với báo chí tháng hồi tháng 10/2014, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, TS Đinh Thị Mỹ Loan  bức xúc nói: “Bài học từ Metro sẽ còn mãi cho ngành bán lẻ Việt Nam cả về việc quản lý kinh doanh, thu thuế và bài toán cạnh tranh. Rõ ràng không thể có doanh nghiệp nào tại Việt Nam 11/12 năm hoạt động lại lỗ mà vẫn mở rộng kinh doanh được. Nếu như doanh nghiệp Việt, 2 năm không đóng thuế thôi, đã chẳng được yên thân”.

 

Bà Loan tiếp lời, chúng tôi buồn hơn khi Metro đăng ký bán buôn đại lý, bán theo thẻ nhưng họ không tuân thủ giấy phép kinh doanh, họ ngang nhiên bán lẻ cho người dân. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng cơ quan chức năng vẫn không vào cuộc và Metro vẫn ngang nhiên vi phạm quy định này.

 

Hiện hầu hết các địa điểm siêu thị của Metro đều nằm trong bán kinh từ 2 – 3 km với vùng lõi trung tâm, trong khi quy định đối với các siêu thụ bán buôn, trung tâm bán buôn phải cách xa vùng lõi đô thị trung tâm từ 10 – 15km để đảm bảo không ảnh hưởng đến các siêu thị bán lẻ khác và làm tốt chức năng phân phối chủ lực của mình.


Nguyễn Tuyền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm