1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hà Nội: Hàng ăn “chặt chém”

Do nhu cầu mua bán sau Tết còn ít nên đến sáng mùng 5 Tết, phần lớn các tiểu thương ở Hà Nội vẫn chọn vỉa hè, lòng đường, các chợ cóc gần khu dân cư làm nơi kinh doanh, buôn bán.

Mặt hàng được kinh doanh chủ yếu là hoa tươi, rau xanh, bún và các loại thủy sản như tôm, cá. Tại một chợ cóc ở khu tập thể Mai Động (quận Hoàng Mai), nhiều cửa hàng chuyên bán rau xanh đã tấp nập kẻ mua người bán nhưng giá không rơi vào tình trạng “chót vót” như mọi năm.

Giá rau xanh tại Hà Nội rẻ bất ngờ sau Tết
Giá rau xanh tại Hà Nội rẻ bất ngờ sau Tết

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

3 ngày Tết, khách đến sân bay Nội Bài tăng mạnh

Chuyện về những phiên đấu giá... thịt heo giá bạc tỷ

"Loạn" giá vé gửi xe ngày Tết

Biến rác thành hàng triệu USD

Mỹ thông qua dự luật gây khó cho cá da trơn Việt Nam

TS Alan Phan: Thị trường bất động sản cốt lõi là giá

Chị Trần Thị Hoan, chuyên kinh doanh mặt hàng rau củ ở chợ này, cho biết giá các loại rau xanh đều giảm mạnh, chỉ bằng 50% so với Tết năm ngoái, thậm chí còn rẻ hơn cả dịp trước Tết. Hiện cà chua được bán với giá từ 8.000-10.000 đồng/kg, tương đương thời điểm trước Tết; su hào có giá bán từ 2.000-3.000 đồng/củ; các loại rau cải cũng chỉ dao động từ 2.000-5.000 đồng/mớ. Thậm chí, các loại rau được tiêu thụ nhiều vào dịp sau Tết như xà lách, rau cần, bắp cải… giá khá ổn định.

Trong khi đó, giá các mặt hàng thủy sản có tăng nhưng sức mua yếu hơn hẳn mọi năm. Theo các tiểu thương, có thể do lượng người về quê ăn Tết chưa quay trở lại, một phần do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu mua cá, tôm, cua, ghẹ giảm hẳn. Theo dự báo của các tiểu thương, có thể một vài ngày tới, giá nhiều mặt hàng tôm, cua, cá biển, cá đồng có biến động, tăng từ 5%-15%.

Riêng các mặt hàng ăn uống lại “ăn nên làm ra” trong thời gian Tết bởi hầu hết đều tăng giá mạnh, nơi nào ít thì từ 30%-50%, thậm chí có nơi tăng đến 100%-200%. Tuy nhiên với người Hà Nội, mọi sự “chặt chém” trong những ngày Tết không trở thành bức xúc lớn bởi họ đã quá quen với điều này. Anh Vũ Minh Duy (ở khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai) cho biết sau Tết, khi mọi người cảm thấy ngán thịt, bánh chưng... thì bát bún ốc, bún riêu trở thành đặc sản. Chính vì thế chỉ sau ngày mùng 1 Tết, trên bất cứ con đường hay tuyến phố lớn nào ở Hà Nội cũng có thể bắt gặp những hàng bún ốc, bún riêu với mùi thơm mời gọi.
 
“Một bát bún ốc thường ngày bán ở khu chợ bình thường của Hà Nội cao lắm cũng chỉ 20.000 đồng, nếu có thêm một 2 miếng giò lụa thì có giá 25.000 đồng nhưng vẫn bát bún ốc đó bán trên vỉa hè Hà Nội những ngày Tết có giá rẻ cũng phải 50.000 đồng” - anh Duy nói. Cũng vì thế mà không ít du khách phương xa sau khi hào hứng thưởng thức bát bún ốc Hồ Tây, đứng dậy trả tiền đã phải “chết lặng” vì giá mỗi bát bún được hét đến 80.000- 100.000 đồng.
 
Theo Ngọc Dung
Người Lao Động

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước