"Giải oan" cho công trình xanh

Đã từ lâu, kiến trúc xanh hoặc công trình xanh (CTX) đã không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Có thể nói đây là một xu thế tất yếu của ngành xây dựng, nhất là trong bối cảnh hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên của Trái đất đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt do biến đổi khí hậu cũng như sự khai thác không bền vững của con người.

Phong trào xây dựng công trình xanh bắt nguồn từ cuối thập niên 90, với tinh thần đề cao và khuyến khích xây dựng những tòa nhà thân thiện với thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo vệ sức khỏe người sử dụng.

Những hiểu lầm về công trình xanh tại Việt Nam

Tuy nhiên, tại Việt Nam thì xu hướng này vẫn chưa nhận được sự quan tâm và đánh giá đúng mức từ các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều nhận thức sai lầm về khái niệm công trình xanh, có thể liệt kê ra như sau:

1. Công trình xanh là công trình trồng nhiều cây xanh

Việc thuật ngữ công trình xanh dễ bị hiểu sang nghĩa đen có thể là nguyên nhân khiến hiểu lầm này khá phổ biến. Thật ra việc lạm dụng trồng nhiều cây xanh hơn mức cần thiết cho công trình còn có thể khiến ý nghĩa “xanh” bị ảnh hưởng, cụ thể là làm tăng việc sử dụng các vật liệu để lắp đặt và bài trí cây xanh, tăng mức tiêu hao năng lượng cho việc vận chuyển, trồng và chăm sóc cây, cũng như tăng chi phí đầu tư với mức hiệu quả thấp.

Một công trình xanh không có nghĩa là công trình có nhiều cây xanh
Một công trình xanh không có nghĩa là công trình có nhiều cây xanh

2. Công trình xanh vô cùng đắt đỏ, chỉ có những tòa nhà hạng sang mới có khả năng đạt chuẩn công trình xanh

Nhiều người nghĩ rằng chi phí xây dựng công trình xanh sẽ bị “đội” lên rất nhiều so với công trình bình thường do phải đầu tư thêm các trang thiết bị đặc biệt như pin mặt trời, thiết bị tiết kiệm điện – nước, kính Low-E, vv… Song trong thực tế, trước khi con người phát minh ra các thiết bị tân tiến kể trên (áp dụng phương pháp chủ động), hàng ngàn năm nay trong dân gian đã đúc kết rất kinh nghiệm ứng phó với khí hậu địa phương qua các giải pháp kiến trúc thông minh, hiệu quả và rẻ tiền (phương pháp thụ động).

Nếu chú ý tận dụng tối đa các phương pháp thụ động trước, sau đó chỉ dùng đến các phương pháp chủ động khi thực sự cần thiết, thì ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng công trình xanh đã có hiệu quả tài chính. Đó là chưa kể đến các lợi ích đáng kể sau khi công trình xanh được đưa vào vận hành.

Hiểu đúng về công trình xanh

Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua: Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả; Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động; Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu
Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu

Những lợi ích công trình xanh mang lại vô cùng đa dạng, có thể xếp vào ba loại chính: kinh tế, xã hội và môi trường.

Về kinh tế, công trình xanh được thiết kế để tiết kiệm tối đa năng lượng và nước, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình một công trình xanh có thể tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường. Khi nước và điện đều có lộ trình tăng giá liên tục trong những năm gần đây, giá trị kinh tế mà công trình xanh đem lại thực sự không thể phủ nhận.

Về xã hội, công trình xanh giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng công trình khỏi các bệnh về hô hấp, dị ứng, buồn nôn, đau đầu và phát ban do chất lượng môi trường bên trong công trình không đảm bảo. So với những công trình bình thường, các tác nhân gây bệnh như thiếu không khí, thiếu ánh sáng, ẩm mốc, chênh lệch nhiệt độ, chất liệu đồ nội thất, thuốc trừ sâu, chất kết dính và sơn độc hại, nồng độ chất ô nhiễm cao, vv… trong công trình xanh hầu như đều được ngăn ngừa, do hệ thống thông gió và việc sử dụng các vật liệu không độc hại rất được chú trọng nhằm tạo môi trường sống và làm việc lành mạnh, tiện nghi cho người sử dụng.

Một trong những lợi ích thiết thực mà công trình xanh mang lại cho môi trường chính là khả năng điều hòa nhiệt độ hiệu quả. Đặc tính giữ nhiệt của các tòa nhà cao tầng và vật liệu xây dựng như bê tông hay nhựa đường là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Với công trình xanh, vật liệu xây dựng đều được lựa chọn kỹ càng để tối ưu hiệu năng và điều hòa nhiệt độ, tiêu biểu như các loại thép mạ màu áp dụng công nghệ Thermatech® được dùng trong thiết kế mái và vách. Công nghệ bức xạ năng lượng mặt trời Thermatech® ứng dụng trong thép COLORBOND® giúp vật liệu này giảm nhiệt độ bề mặt tới 60C bằng cách hạn chế sự hấp thụ nhiệt từ mặt trời, nhờ đó giảm chi phí tiêu thụ năng lượng làm mát đến 15% mỗi năm.

Thép mạ màu COLORBOND® sử dụng công nghệ Thermatech® cũng đáp ứng yêu cầu về chỉ số phản xạ nhiệt mặt trời (SRI) theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy and Environment Design) của Mỹ dùng để đánh giá cấp chứng chỉ công trình xanh.

Thép mạ màu COLORBOND® sử dụng công nghệ Thermatech® đáp ứng yêu cầu về chỉ số phản xạ nhiệt mặt trời (SRI) theo tiêu chuẩn LEED
Thép mạ màu COLORBOND® sử dụng công nghệ Thermatech® đáp ứng yêu cầu về chỉ số phản xạ nhiệt mặt trời (SRI) theo tiêu chuẩn LEED

Nhờ những ưu điểm nổi trội, độc đáo trên mà COLORBOND® đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các công trình xanh. Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp lựa chọn thép mạ màu COLORBOND® cho các công trình trọng điểm như nhà máy Coca-Cola Thủ Đức, nhà máy Esquel Hòa Bình, nhà máy Laurelton, nhà máy Hanesbrand Phú Bài, Canifa Hoàng Dương.

Thép COLORBOND®

Tìm hiểu thêm thông tin về thép mạ màu COLORBOND® tại:http://depbenvung.com/