Giá gas, giá điện "đeo bám" lạm phát Hà Nội và TPHCM

(Dân trí) - Việc giá gas tăng "sốc" tới 80.000 đồng/bình 12kg hồi đầu tháng đã đẩy chỉ số giá tại nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng trong rổ tính CPI tăng rất mạnh, 2,91% tại TPHCM và 2,5% tại Hà Nội.

Việc tăng giá gas đã tác động đáng kể đến chỉ số giá ở 2 thành phố lớn nhất nước.
Việc tăng giá gas đã tác động đáng kể đến chỉ số giá ở 2 thành phố lớn nhất nước.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Áp Thông tư 02, sẽ có ngân hàng đổ vỡ?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang chết dần

Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?

6 sự kiện sẽ làm chấn động châu Á

Số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội vừa công bố cho thấy, các chỉ số đã chịu tác động mạnh bởi việc giá gas tăng "sốc" thời gian gần đây.

Theo đó, trong 11 nhóm hàng thuộc rổ tính CPI của TPHCM thì nhóm hàng có chỉ số giá tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, mức tăng lên tới 2,91%.

Nguyên nhân chủ yếu do giá gas tăng mạnh vào đầu tháng (tăng 4,81%), ngoài ra điện sinh hoạt tháng này trên địa bàn thành phố cũng tăng khá cao (3,78%).

Với 5/11 nhóm hàng tăng giá, chỉ số CPI của TPHCM trong tháng 12 đã bị đẩy lên 0,39% so với tháng 11 (trong đó, khu vực thành thị tăng 0,37% và khu vực nông thôn tăng 0,52%).

4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước là thuốc và dịch vụ y tế (giảm 0,02%); giao thông (giảm 0,34% - chủ yếu do giá nhiên liệu giảm); văn hóa giải trí du lịch (giảm 0,02%); hàng hóa dịch vụ khác (giảm 0,27%), tuy nhiên chỉ có thể kim hãm mức tăng CPI chứ không thể khiến CPI đi xuống.

Trong khi đó, tại Hà Nội, do tác động của giá gas nên nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng đã có mức tăng mạnh, lên tới 2,5% 

Các nhóm hàng còn lại có chỉ số tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,03%; đồ uống, thuốc lá tăng 0,21%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,7%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,28%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,1%; giáo dục tăng 0,01%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,2%...

Qua đó khiên chỉ số CPI tháng 12 của Hà Nội tăng 0,35% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa thuộc rổ tính CPI của tháng này chỉ có duy nhất 1 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông (giảm 0,23%). Nhóm bưu chính, viễn thông không tăng.

Theo đánh giá của Cục Thống kê Hà Nội, năm 2013, tình hình giá cả thị trường đã hạ nhiệt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, và đặc biệt đã có 3 tháng có chỉ số giảm: Tháng 3 giảm 0,21%, tháng 4 giảm 0,15%, tháng 5 giảm 0,22%. Tháng 6 chỉ số giá CPI tăng trở lại với mức tăng không nhiều (tăng 0,08% so với tháng trước).
 
Tuy nhiên, vào tháng 8, mức tăng CPI đã bị đẩy lên 3,16% và là tháng có chỉ số tăng cao nhất do tăng giá về y tế. Việc tăng giá y tế đã khiến cho nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số tăng cao đẩy chỉ số chung của tháng lên cao.
 
Đến tháng 10, tháng 11, tháng 12 chỉ số giá lại trở về bình thường, tăng lần lượt là 0,57%; 0,26% và 0,35% so tháng trước. Năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng bình quân của Hà Nội tăng 6,37% so với năm trước, bình quân 1 tháng trong năm tăng 0,57%.

Nhìn lại một năm vừa qua, TPHCM có 3 tháng là CPI giảm, 9 tháng giá tăng, trong đó, mức tăng cao nhất vào tháng 9 do ảnh hưởng việc tăng học phí (3,13%) và mức tăng thấp nhất vào tháng 6 (0,12%).
 
Cục Thống kê đánh giá, chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố đã góp phần tích cực trong việc kìm hãm mức độ tăng giá bất thường.

So với tháng 12/2012 chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,2%, tuy cao hơn cùng kỳ năm 2012, nhưng chỉ bằng 1/3 mức tăng của tháng 12/2011. Bình quân 1 tháng trong năm 2013 giá tăng 0,42%; con số này của năm 2012 và 2011 lần lượt là: 0,38% và 1,23%.
 
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 (so với giá bình quân 2012) tăng 3,67% (mức tăng của cùng kỳ là 7,74%).

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước