1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Dược Hậu giang lỡ hẹn với "miền đất hứa" Myanmar

(Dân trí) - Ban Giám đốc Dược Hậu Giang đã quyết định ngừng kế hoạch xây mới nhà máy tại Myanmar do "nhận thấy có một số vấn đề chưa phù hợp".

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thêm sức ép cạnh tranh
* Cổ phiếu chứng khoán đỏ sàn, VN-Index lùi dần về mốc 610 điểm
* Trái cây Thái Lan “tung hoành” chợ Việt: Bỏ nhỏ lẻ, tăng liên kết sản xuất
* TPHCM kiến nghị cho vay gói 30.000 tỷ lãi suất cố định 3%/năm
* Trung Quốc truy bắt quan tham trốn ở hải ngoại
* Chuẩn bị xét xử nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt

Thông tin từ Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) cho biết, sau thời gian thương lượng, đàm phán, thuê công ty tư vấn thẩm định tài chính, pháp luật, DHG đã quyết định ngưng triển khai kế hoạch đầu tư hơn 91 tỷ đồng mua cổ phần của công ty cổ phần Dược phẩm Ánh Sao Việt với mục đích xây nhà máy mới tại Myanmar. Khoản đầu tư này DHG vẫn chưa chuyển tiền cho đối tác.

  

Phía DHG cho biết, tuy ngừng xây nhà máy mới, DHG vẫn tiếp tục khảo sát mở rộng mạng lưới phân phối và đầu tư Marketing tại Myanmar và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường giàu tiềm năng này. Hiện tại, DHG đang có 2 khách hàng tại Myanmar với 17 số visa sản phẩm được lưu hành tại thị trường này và dự kiến tăng thêm 5 số đăng ký vào năm 2015. Công ty cũng sẽ tiếp tục tương tác với các đối tác hiện tại và phát triển thêm đối tác mới.

 

Trước đó, nhìn thấy Myanmar là thị trường mở, nhiều tiềm năng nên DHG có đề ra kế hoạch phát triển thị trường này với việc đầu tư mua 72,86% cổ phần của ASV Việt Nam để nắm giữ gián tiếp 51% cổ phần của Công ty liên doanh ASV Pharma tại Myanmar. ASV Pharma Myanmar đã được cấp phép dự án xây dựng mới nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO GMP tại Myanmar. Mục tiêu của DHG là thông qua việc đầu tư liên doanh xây nhà máy mới tai Myanmar, DHG sẽ phát triển sản xuất, tăng quy mô, tăng thu nhập từ chuyển giao - nhượng quyền công thức sản phẩm của DHG.

 

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg hồi tháng 7, bà Phạm Thị Việt Nga - Tổng Giám đốc của DHG từng lạc quan tiết lộ về kế hoạch này và cho rằng, việc đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Myanmar sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DHG. Theo bà Nga, Myanmar giống như Việt Nam cách đây 10-15 năm, thậm chí còn có thể phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, hiện tại Myanmar có nhiều ưu đãi dành cho các công ty dược do ở Myanmar không có nhiều công ty thuộc lĩnh vực này. 


Trên bình diện chung, Myanmar được coi là "miền đất hứa" với nhiều doanh nghiệp ngoại bởi nhiều tiềm năng phát triển. Myanmar thực tế cũng rất muốn thu hút các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Myanmar. Hiện nước này có 60 triệu dân nhưng chỉ mới có 5 nhà máy sản xuất dược và chỉ có 250 doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối thuốc.
 
Trao đổi với báo chí, bà Than Than Sein, đại diện Hiệp hội y tế Myanmar cho hay, nhu cầu thuốc, trang thiết bị y tế và dịch vụ y tế tại Myanmar tăng lên rất nhanh. Dự kiến, thị trường này sẽ tăng 10-15% trong vòng 5 năm tới. Hiện có 5 nước xuất khẩu dược và trang thiết bị y tế hàng đầu đến Myanmar là: Ấn Độ, Thái lan, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia. Bà Than Than Sein từng hy vọng, Việt Nam sẽ là một trong những nước xuất khẩu dược hàng đầu sang Myanmar thời gian tới.

 

Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”