Doanh nghiệp Việt, tinh thần Việt

Các doanh nghiệp khinh doanh hải sản Việt đang không ngừng phát triển và vươn tầm,trong những năm gần đây, để chung tay góp sức đánh bật thương lái Trung Quốc tránh tình trạng bà con ngư dân ta bị éo giá đủ bề.

Sân chơi trên thị trường hải sản

Trong các năm trở lại đây, tại nhiều cảng cá trên địa bàn các thành phố ven biển, tình trạng thương lái Trung Quốc xuất hiện để mua hải sản không còn quá xa lạ đối với bà con ngư dân. Từ ngày thương lái Trung Quốc xuất hiện, thị trường hải sản Việt Nam đã bị xáo trộn rất lớn.

Ban đầu, thương lái Trung Quốc luôn ra giá thu mua cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Hải sản được xuất qua Trung Quốc đa số bằng đường tiểu ngạch, vì vậy không phải chịu thuế. Còn với mức giá bị đẩy lên vài chục phần trăm, doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh thu mua vì phải chịu thuế đầu vào khá cao, nếu tăng giá thu mua thì không có lãi. Và thế là cuộc chơi trên thị trường hải sản lúc bấy giờ đã quá rõ bên nào sẽ là kẻ thắng cuộc.

Không thu mua được nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hải sản Việt Nam chỉ có cách chuyển nghề, nhường lại thị trường cho thương lái Trung Quốc tự định giá.

Lúc bây giờ đến người ngư dân bị ăn trái đắng, các năm trước luôn cung cấp hải sản cho TQ do giá bán cao hơn, gián tiếp đẩy doanh nghiệp Việt ra khỏi sân chơi. Khi chỉ còn một nguồn thu mua duy nhất ngư dân ta phải chịu sự thao túng giá đến chính từ các tay thương lái nọ.

Không chỉ vài loại cá, thương lái Trung Quốc đến Việt Nam thu mua tất cả các mặt hàng hải sản từ cao cấp đến bình dân: như tôm sú, cá hố, cá bớp, tôm hùm … Đó là lý do vì sao giá tôm hùm tại Nha Trang có khi lên tới 2,5 triệu đồng/kg và sau đó giảm chỉ còn 700.000 đồng/kg.

Đây là một thiệt thòi không nhỏ đối với người đánh bắt. Bởi vì tôm hùm thường được đánh bắt không phải lúc trời yên biển lặng mà là lúc gió bão.Khi biển động đáy bị xáo trộn, lòng biển tung ra nhiều loại thức ăn khoái khẩu của tôm hùm. Những thức ăn này đầy rẫy trong các tầng nước nên lũ tôm hùm thích lang thang tìm mồi. Vất vả, khó khăn, nguy hiểm là thế, vậy mà khi những chiếc ghe cập bến ngư dân Việt lại bị thương lái Trung Quốc ép giá rất thấp.

Khi tinh thần Việt lên ngôi

Hiểu được những vất vả mưu sinh của bà con ngư dân nhiều doanh nghiệp kinh Việt Nam đã có những động thái tích cực nhằm chiếm lại thị trường hải sản nước nhà cũng như ủng hộ ngư dân Việt. Đồng thời mong muốn cung cấp hải sản tươi ngon nhất, chất lượng nhất đến người tiêu dùng Việt Nam. Các doanh nghiệp này một mặt nỗ lực bao mua toàn bộ hải sản của một vùng biển một cách có hệ thống, với một mức giá thỏa thuận, cam kết ổn định để bà con ngư dân yên tâm vào đầu ra.

Doanh nghiệp Việt, tinh thần Việt - 1

Đi đầu trong phong trào đó phải kể đến hệ thống Nhà Hàng siêu thị Thế Giới Hải Sản. Lấy nguồn hàng trực tiếp tại các cảng cá như tôm hùm bông – tôm mũ ni Nha Trang, cua King Crab Viễn Đông, ghẹ Phan Rang, ngao hoa Phan Thiết hay Hàu sữa Quảng Ninh … Nhà hàng vừa cung cấp hải sản chất lượng cao cho thực khách Việt lại vừa chung sức tạo thế cân bằng để các thương lái Trung Quốc không thể ép giá hải sản bà con ta.

Nhân dịp ngày lễ tình nhân sắp tới, hệ thống Nhà hàng siêu thị Thế Giới Hải Sản xin gửi đến tất cả các cặp tình nhân, cặp vợ chồng chương trình khuyến mại "Hàu sữa tình yêu giá chỉ 1000đ/1con" như một món quà thay lời chúc: “chúc cho tình yêu của các bạn mãi tươi đẹp!”.