1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Doanh nghiệp Trung Quốc nợ "như chúa chổm"

Doanh nghiệp Trung Quốc đã vượt qua doanh nghiệp Mỹ, trở thành nhóm vay vốn lớn nhất thế giới, đưa nền kinh tế Trung Quốc trở thành trung tâm của thị trường tín dụng doanh nghiệp.

Ngân hàng trung ương Trung quốc đang điều hành một hệ thống tài chính với nhiều rủi ro
Ngân hàng trung ương Trung quốc đang điều hành một hệ thống tài chính với nhiều rủi ro
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
*
Vạch trần chiến tranh thông tin của Trung Quốc trên biển Đông

* Thanh khoản tăng mạnh vượt 2.100 tỷ đồng, "tứ trụ" khiến VN-Index "đỏ vỏ xanh lòng"

* Nga chính thức cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine

* Hà Nội: Giá dịch vụ chung cư tối đa 16.500 đồng

Theo một báo cáo được Standard & Poor's - một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới - công bố ngày 15/6, tổng số tiền mà các tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc vay trong năm 2013 là 14 ngàn tỉ USD, trong đó 13,1 ngàn tỉ USD là từ khối doanh nghiệp.

Standard & Poor's dự đoán nhu cầu vay vốn của nền kinh tế Trung Quốc vào cuối năm 2018 sẽ là 20.000 tỉ USD, chiếm 1/3 trong tổng lượng tín dụng 60.000 tỉ USD trên toàn thế giới.

Lượng vốn vay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt qua cả Bắc Mỹ và châu Âu vào năm 2016, trong đó Trung Quốc và các nước trong khu vực sẽ dẫn đầu thế giới. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu cũng sẽ tăng 3,5%, với quy mô 3,1 ngàn tỉ USD.

Người đứng đầu Standard & Poor's viết trong bản báo cáo rằng: "Rủi ro tín dụng của Trung Quốc ngày càng lớn đồng nghĩa với việc kinh tế thế giới cũng đối mặt với rủi ro cao hơn”, trong khi "Mỹ vẫn tiếp tục trên con đường phục hồi kinh tế” thì các nước châu Âu đang phải “đấu tranh với nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức cận biên” và sẽ khó có khởi sắc trong thời gian tới, nhưng “điểm mấu chốt ở đây vẫn là câu chuyện về Trung Quốc".

Theo số liệu của Bloomberg, tính từ đầu năm đến nay, số vốn huy động được từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông là 52,3 tỉ USD. Trong đó, tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec Group) là tổ chức phát hành cổ phiểu bằng USD lớn nhất châu Á, chưa đầy 6 tháng đầu năm nhưng đã thu hút được 6 tỉ USD từ các nhà đầu tư quốc tế.

Người điều hành mảng thị trường và cung cấp giải pháp đầu tư của tổ chức tín dụng Agricole Suisse SA ở Singapore cho biết: các công ty Trung Quốc đang có nhu cầu vốn rất lớn, vượt xa so với những năm gần đây. Đó có thể là một phần của quá trình chinh phục thế giới của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Vẫn theo số liệu của Bloomberg, nếu không tính Nhật Bản, tổng lượng vốn vay từ đầu năm đến nay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 179.000 tỉ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoài 168,5 ngàn tỉ USD.

Standard & Poor cho biết lượng vốn vay của doanh nghiệp Trung Quốc đang đứng đầu thế giới, đã vượt qua Mỹ vào năm ngoái, sớm hơn 12 tháng so với dự đoán trước đây.

Vào năm 2009, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc được đánh giá là tốt hơn so với các nước trên thế giới, nhưng hệ quả là họ đã phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong những năm khủng hoảng tiếp theo. Hiện Trung Quốc có khoảng 8.500 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Standard & Poor cho biết, số vốn vay của các công ty Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số tín dụng doanh nghiệp toàn cầu, 1/4 đến 1/3 trong số đó là huy động từ hoạt động ngân hàng “mờ” trong nước. Điều này có nghĩa 10% nợ của doanh nghiệp toàn cầu, tương đương 4.000-5.000 tỉ USD đang đối mặt với những rủi ro rất lớn. 
 
Và số tiền này sẽ phình to ra khi Trung Quốc đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 10%/năm trong 5 năm tiếp theo.
 
Theo Lâm Nguyên
Một Thế Giới

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”