1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

TPHCM:

Doanh nghiệp gặp Chủ tịch nước: Những tiếng kêu của sự phát triển

(Dân trí) - Sáng 28/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn ĐQBH TPHCM đã có buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp để nắm về tình hình sản xuất kinh doanh. Lắng nghe tất cả các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch nước cho đây là “những tiếng kêu của sự phát triển”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bộ GTVT giải thích về việc trả lương cho Dương Chí Dũng

* Vì sao người Việt bị 'đầu độc' bởi chính mình và...Trung Quốc?

* Sau 6 tháng, 20.000 ha cao su tại Tây Ninh bị đốn bỏ

* Bóc trần mảng tối kinh doanh xăng dầu

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cùng nhiều đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Sở, ngành của TPHCM đã tham gia buổi gặp gỡ này.

Gói 30.000 tỷ đồng như “xương gà chiên bơ”

Tại buổi tiếp xúc, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã lắng nghe những ý kiến phản ánh, tâm tư nguyện vọng cũng như những kiến nghị cần phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh.

TS Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Thuduc House cho biết, mặc dù từ năm 2012, Chính phủ và các bộ ngành liên quan tích cực tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) nhưng cho đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Tồn kho BĐS tăng cao do mất cân đối cung-cầu, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực. Lượng cung căn hộ cao cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có giá trị vượt quá sức mua của đại đa số người dân, trong khi đó, dòng sản phẩm bình dân như những căn hộ diện tích nhỏ có giá trị dưới 1 tỷ hoặc những căn hộ cho thuê dài hạn với giá trung bình từ 3 triệu đồng/tháng, nhà ở xã hội… chiếm tỷ trọng thấp và chỉ mới phát triển gần đây trong khi nhu cầu thực rất lớn… Bên cạnh đó, nợ xấu thị trường BĐS tiếp tục tăng; nguồn cung dự án suy giảm rõ rệt do các chủ đầu tư thiếu vốn.

Các doanh nghiệp trình bày những khó khăn và đề xuất tháo gỡ với Chủ tịch nước
Các doanh nghiệp trình bày những khó khăn và đề xuất tháo gỡ với Chủ tịch nước

Do khó khăn kéo dài, hàng loạt doanh nghiệp BĐS đã phải phá sản, giải thể. Chính vì vậy, ông Lê Chí Hiếu kiến nghị Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng. Các văn bản luật cũng như dưới luật cần phải được áp dụng nhanh chóng và triệt để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Nhà nước nên miễn thuế giá trị gia tăng cho một số ngành hàng giúp doanh nghiệp giảm giá bán, giải quyết tồn kho, thu hồi vốn để tái sản xuất. Tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của doanh nghiệp, người dân để tăng cầu hàng hóa và hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TPHCM bày tỏ sự bức xúc với việc tồn kho gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. “Gói 30.000 tỷ đồng hiện vẫn là xương gà chiên bơ. Do vướng cơ chế nên gói này đến giờ giải ngân chẳng được bao nhiêu. Trong khi ngân hàng nắm tiền, dân cần nhà, doanh nghiệp bất động sản thì tồn kho muốn bán cũng không được”, ông Minh nói.

Ngành vàng khát… vốn

Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TPHCM đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, ông Dưng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có một số chính sách không phù hợp. Cụ thể, Thông tư 33/2011/TT-NHNN quy định các tổ chức không được cho khách hàng vay tiền “để kinh doanh mua bán vàng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu”.

Ông Dưng cho rằng, với Thông tư này, các tổ chức tín dụng đều từ chối cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, làm cho các doanh nghiệp bế tắc nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp chuyển sang dịch vụ cầm đồ, sản xuất hàng hóa khác không liên quan đến vàng.

Theo ông Dưng, chỉ có các doanh nghiệp lớn, có vốn lớn như các ngân hàng thương mại cổ phần có kinh doanh vàng mới có điều kiện chi phối thị trường vàng. Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vàng hiện nay thường là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nên không có khả năng chi phối thị trường, làm bất ổn thị trường vàng.

Ông Dưng lấy trường hợp của Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ra làm ví dụ. PNJ nhiều lần xin vay vốn để sản xuất trang sức nhưng không được vì chưa có sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Dù rằng, trước đó, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 9337/NHNN-QLNH cho phép các tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay vốn để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Không vay được, PNJ đã có văn bản gửi UBND TPHCM đề nghị Ngân hàng Nhà nước tháo van tín dụng giúp cho ngành vàng có dòng vốn hoạt động. Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TPHCM cũng có công văn xin tiếp xúc Đoàn ĐBQH TPHCM để phản ánh tâm tư nguyện vọng về việc vay vốn này. Tuy nhiên, đến nay mọi chuyện vẫn bị bỏ ngỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trình bày tại buổi gặp gỡ với Đoàn Đại biểu Quốc hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ trình bày tại buổi gặp gỡ với Đoàn Đại biểu Quốc hội

“Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cũng là doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo Luật Doanh nghiệp như những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề khác nhưng tiếp cận vay vốn ở các tổ chức tín dụng thì bị phân biệt đối xử”, ông Dưng bức xúc.

Về ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng, Hội dệt may TPHCM cho biết, ngành dệt may hiện gặp rất nhiều khó khăn. Ngành đã nhập khẩu phụ liệu 70%, trong đó từ Trung Quốc chiếm đến 35%. Khi biển Đông “dậy sóng”, sẽ ảnh hưởng đến việc nhập nguyên liệu. Ông Hồng cũng không thống nhất lộ trình tăng lương tối thiểu cho người lao động 20% của Chính phủ. Ông Hồng cho rằng, như vậy, ngành dệt may, da dày đã khó lại càng khó khăn hơn.

Chuyển từ gia công sang sản xuất

Sau khi lắng nghe hết các ý kiến của doanh nghiệp, đại diện các Hiệp hội ngành nghề, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Đây là những tiếng kêu của sự phát triển”.

Chủ tịch nước nhận định, nhìn chung, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi trì trệ. Hiện Chính phủ đang tập trung để giải quyết bài toán chính sách kinh tế vĩ mô. Những văn bản hướng dẫn, Thông tư… nếu có gì không phù hợp, các doanh nghiệp nên mạnh dạn phản ánh ngay để chỉnh sửa kịp thời. Ngoài Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực để đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ.

Ngành may mặt xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận thấp
Ngành may mặt xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận thấp

Chủ tịch nước nêu ví dụ, Thái Lan bất ổn chính trị nhưng vẫn xuất siêu mạnh, còn Việt Nam thì tổng cầu quá kém. “Các thỏa thuận giao thương trong khối ASEAN, Trung Quốc… sắp có hiệu lực. Nếu không thay đổi thì Việt Nam mãi là đất nước chuyên gia công các mặt hàng nước ngoài. Chúng ta phải làm sao để nền kinh tế chuyển từ gia công sang sản xuất”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Riêng TPHCM, Chủ tịch nước yêu cầu phải trở lại đà tăng trưởng 12-14%, để xứng đáng là đầu tàu kinh tế cả nước.

“TPHCM có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước. Vì thế, ngoài chính sách của Trung ương thì TPHCM phải mạnh dạn đột phá. Hãy tập hợp các doanh nghiệp giỏi nhất để lắng nghe, rồi từ đó kéo những anh chưa giỏi phát triển theo. Chứ cùng mặt bằng chính sách lại có sự phát triển khác nhau là không được. So với yêu cầu phục hồi đà tăng trưởng của Quốc hội, TPHCM đã phát triển khá rồi. Nhưng với mức tăng trưởng 8% mấy năm rồi thì phải tăng hơn nữa, phải trở lại đà tăng trưởng 12-14%”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

 
Công Quang 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”