Doanh nghiệp FDI chiếm 2/3 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam

(Dân trí) - Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, các doanh nghiệp FDI vẫn đang đóng góp gần 67% vào kim ngạch xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp trong nước luôn "đi chậm về sau".

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương khẳng định, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang đóng góp lớn vào thành tích xuất khẩu (XK) tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI hiện đóng góp lớn vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam
Doanh nghiệp FDI hiện đóng góp lớn vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* GAS tăng mạnh đẩy VN-Index vượt ngưỡng 600
* Bộ Tài Chính bãi bỏ 12 thủ tục hải quan gây tắc
* "Người tình tin đồn" của Mỹ Tâm muốn nới khối tài sản nghìn tỷ

*
Nông dân “chê” 11.000 tỉ đồng

Cụ thể, tháng 7/2014, Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) khu vực FDI đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 60,8% KNXK toàn ngành. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, khu vực FDI đạt KNXK 55,8 tỷ USD, chiếm 66,8% so với tổng KNXK. Các DN có vốn ngoại ngày càng đóng góp lớn vào thành tích XK, trong khi các DN trong nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại.

So sánh cán cân thương mại XNK của khu vực DN FDI, trong 7 tháng đầu năm, khối DN này vẫn đạt thành tích xuất siêu. Các DN FDI nhập khẩu (NK) trong 7 tháng đầu năm là 46,05 tỷ USD, chiếm hơn 56% so với tổng KNNK. So giá trị kim ngạch xuất khẩu với nhập khẩu, khu vực này vẫn thặng dư thương mại khoảng 9,75 tỷ USD và đạt thành tích xuất siêu.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, các DN FDI hiện vẫn là đầu tầu trong gia tăng XK của Việt Nam trong thời gian qua. Các DN FDI xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng lớn, khiến cho chúng ta đạt giá trị gia tăng không cao, chỉ chênh lệch 1,25 tỷ USD. Các ngành trọng điểm XK là: chế biến nông lâm thủy sản, chế tạo lắp ráp, dệt may, da giầy vẫn nhận được sự đầu tư lớn của các DN nước ngoài khi Việt Nam ngày càng có lợi thế về nhân công, thị trường và cơ chế thương mại song phương mở rộng.

Tuy nhiên, hiện thực trên cũng cho thấy trong rất nhiều năm, XK của Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào khối DN ngoại. Các DN FDI thường XK nhiều nhưng cũng NK lắm, khiến thặng dư cán cân thương mại đạt thấp. Đây là nguyên nhân khiến cho hàng hóa của Việt Nam XK nhiều nhưng giá trị gia tăng không cao do chúng ta phải nhập nguyên phụ liệu nhiều từ các nước khác đặc biệt là hai ngành trọng điểm XK hiện nay là: điện thoại, điện tử, dệt may.

Nguyễn Tuyền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”