Điều hành của NHNN giúp "chống sốc" cho thị trường

“Điều hành CSTT của NHNN thực sự chủ động định hướng thị trường và đưa ra những lộ trình thực hiện cụ thể như ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát. Từ đó các chủ thể trong nền kinh tế nắm bắt được và không bị sốc bởi những tin đồn, đảm bảo điều hành hoạt động tiền tệ tốt hơn”.

Đó là đánh giá của ông Lê Hải, Phó Tổng giám đốc NHTMCP Quân đội (MB).
 
Công tác điều hành của NHNN được đánh giá cao trong thời gian qua
Công tác điều hành của NHNN được đánh giá cao trong thời gian qua

Ông nhận xét gì về kết quả trong điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

  Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thiệt hại của doanh nghiệp sau các vụ gây rối

  “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”

  Học từ phong cách lãnh đạo 5P của Mark Zuckerberg

  Ngành cá tra: Cung đã vượt cầu nghiêm trọng

Thông qua điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) nhiều điều mà các chủ thể mong muốn đạt được. Đó là lạm phát được kiềm chế. Cụ thể: năm 2012, lạm phát ở mức 6,81%; năm 2013 chỉ là 6,04% và 5 tháng đầu năm: 1,08%. Tỷ giá, thị trường vàng giữ ổn định; lộ trình chống đô la hóa trong nền kinh tế và nhiều mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt kết quả như mong muốn...

Điều hành CSTT của NHNN thực sự chủ động định hướng thị trường và đưa ra những lộ trình thực hiện cụ thể như ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát. Từ đó các chủ thể trong nền kinh tế nắm bắt được và không bị sốc bởi những tin đồn, đảm bảo điều hành hoạt động tiền tệ tốt hơn.

Ngoài ra, thời gian qua công tác thông tin tuyên truyền của NHNN rất tốt. Nếu như trước đây, không phải thành phần kinh tế nào cũng có thể hiểu được nhiều khái niệm liên quan đến công cụ điều hành CSTT, thì đến thời điểm này mọi người có thể hiểu, thậm chí một số khái niệm được nắm rất vững là dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán, cung tiền… Theo đó giúp các cá thể tham gia trong nền kinh tế điều chỉnh hành vi của mình một cách chủ động tích cực và tạo hiệu ứng tốt đối với CSTT.

Tôi cho rằng, niềm tin của thị trường vào điều hành CSTT đang tăng lên. Suốt thời gian qua, các thông điệp điều hành CSTT của NHNN đưa ra đều thực hiện đúng và tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia thị trường. Như vậy, hiệu ứng của CSTT được lan tỏa rộng, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Ông mong đợi gì vào điều hành CSTT của NHNN trong giai đoạn tiếp theo?

MB cũng như nhiều NHTM và các chủ thể của nền kinh tế rất mong muốn NHNN tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ giá, chính sách lãi suất…

Đây là nền tảng cho nền kinh tế có bước tăng trưởng vững chắc hơn trong những năm tiếp theo. Trong điều hành CSTT có hai công cụ trực tiếp là các văn bản chính sách, còn công cụ gián tiếp là thông qua điều hành trên thị trường về tỷ giá, lãi suất…

Chúng tôi, hy vọng trong thời gian tới, NHNN có lộ trình giảm bớt điều hành trực tiếp, tăng gián tiếp để phản ánh đúng tín hiệu tích cực từ phía thị trường. NHNN tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền không chỉ đối với các NHTM, định chế tài chính, các chủ thể trong nền kinh tế mà cả bộ ban ngành khác. Nhất là Bộ Tài chính để làm sao CSTT phối kết hợp chính sách tài khóa hiệu quả hơn, đảm bảo được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định nền kinh tế.

Với diễn biến nền kinh tế như hiện nay, MB có kỳ vọng lợi nhuận tăng cao?

Đến thời điểm này, lợi nhuận của MB vẫn đang khả quan. Nhưng, hiện các NH đang phải thực hiện nhiều mục tiêu và lợi nhuận NH chịu tác động: giảm lãi suất, trích lập dự phòng tăng lên…

Nhưng tôi nghĩ rằng, thời điểm này nếu các NH không chấp nhận hy sinh mà đòi hỏi lãi suất cao, không hỗ trợ khách hàng thì họ khó có thể tồn tại được. Vì khách hàng kinh doanh không hiệu quả làm sao trở lại hợp tác được với NH.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh My thực hiện

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước