“Điều chỉnh tỷ giá mạnh có thể gây hại nhiều hơn có lợi!”

(Dân trí) - Theo nhận định của Bản Việt, Việt Nam phụ thuộc mạnh vào nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất công nghiệp, dẫn đến nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu đồng nội tệ trượt giá, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

NHNN tuyên bố điều chỉnh tỷ giá năm 2015 trong biên độ 2% và đã sử dụng hết dư địa -
NHNN tuyên bố điều chỉnh tỷ giá năm 2015 trong biên độ 2% và đã sử dụng hết dư địa - ảnh minh họa

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* 10 tỷ phú công nghệ trẻ tuổi nhất

* Mũi nhọn hội nhập, 'thua trận' khắp nơi

* Bị thị trường ngoại tấn công, thời trang Việt Nam liệu có trụ nổi?

* Hà Thành học chơi sang: Trăm triệu làm sinh nhật cho con

* Ồ ạt thu gom cau non bán sang Trung Quốc

* McDonald's bị "sờ gáy" vì trốn thuế

* Tỉ phú Warren Buffett bán đấu giá bữa ăn trưa để làm từ thiện

Báo cáo vĩ mô vừa phát hành ngày 7/5 của CTCK Bản Việt (VCSC) nhận định, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất đã khiến đồng USD tăng giá so với phần lớn các đồng tiền khác. 

Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỉ giá USD/VND thêm 1% ngày 7/5, do tiền đồng Việt Nam được neo theo đồng USD, VND cũng tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, đặc biệt là so với EUR và JYP. Vì hai thị trường này chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tiền đồng Việt Nam tăng giá gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Vì vậy, có ý kiến cho rằng NHNN cần điều chỉnh tỷ giá VND/USD để hỗ trợ xuất khẩu. Trước đó, NHNN đã cam kết sẽ không điều chỉnh tỷ giá quá 2% trong năm nay. Bản Việt cho rằng việc đồng nội tệ tăng giá chỉ là một trong số các yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Thực tế, điều chỉnh tỷ giá mạnh có thể gây hại nhiều hơn có lợi vì Việt Nam phụ thuộc mạnh vào nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất công nghiệp, dẫn đến nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu đồng nội tệ trượt giá, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam – báo cáo của Bản Việt nhận định.

Cụ thể, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, 90% hàng nhập khẩu của Việt Nam trong Quý I/2015 là nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phí sản xuất tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 

Đáng chú ý, việc phụ thuộc mạnh vào công nghiệp sản xuất cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tạo ra được lợi thế cạnh tranh, cụ thể là chưa tham gia được vào chuỗi cung cấp, do đó chịu nhiều rủi ro liên quan đến tỷ giá ngoại hối.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong Quý 1/2015 chỉ tăng 8%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 14% hồi Quý I/2014. Tỷ lệ tăng trưởng giảm phần lớn do xuất khẩu thủy sản và nông nghiệp giảm mạnh. Trong khi đó, xuất khẩu dệt may không giữ được mức tăng trưởng hồi Quý 1/2014 là 20%. Vì EU và Nhật Bản là hai trong số các khách hàng lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm này, việc tiền đồng tăng giá được cho là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng giảm. 

Việc xuất khẩu dệt may sang EU và Nhật tăng trưởng chững lại dường như khẳng định ý kiến trên. Ngoài ra, trong khi tăng trưởng xuất khẩu da giày sang Mỹ tăng thì sang EU và Nhật lại giảm.

Hơn nữa, tỷ giá thực hiệu quả thực (Real Effective Exchange Rate - REER) cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh. Tính từ đầu năm đến trước ngày 7/5, tiền đồng Việt Nam đã tăng giá 8% về REER, cao hơn nhiều so với đơn vị tiền tệ của các nước Châu Á khác.

Xuất khẩu lao dốc không chỉ do “lỗi” của tỷ giá

Tăng trưởng xuất khẩu giảm chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được tăng trưởng khả quan, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu hàng thiết yếu và hàng hóa cơ bản lại có sự sụt giảm. Tuy nhiên, ngoài việc tiền đồng tăng giá còn có một số yếu tố khác gây ra tình trạng này.

Tỷ giá luôn có tác động hai mặt tới cán cân xuất-nhập khẩu -
Tỷ giá luôn có tác động hai mặt tới cán cân xuất-nhập khẩu - hình minh họa

Thứ nhất, Bản Việt lưu ý rằng đồng tiền của các nước Châu Á khác cũng tăng giá so với đồng euro và yen Nhật. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng gặp phải tình trạng tăng trưởng xuất khẩu chững lại, cho thấy tỷ giá ngoại hối không phải là nguyên nhân duy nhất. Bangladesh, nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba sau Trung Quốc và Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu tăng trong khi kim ngạch xuất khẩu hai nước còn lại giảm. Đơn vị tiền tệ của cả ba nước đều tăng tương đương nhau.

Trong khi xuất khẩu dệt may của Việt Nam và Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng giảm thì xuất khẩu của Bangladesh lại tăng dù đồng taka tăng giá mạnh 11,7% so với đồng euro năm 2014 và 11,4% nữa trong Quý I/2015 (Bangladesh là nước xuất khẩu dệt may lới thứ ba thế giới và EU nhập khẩu 50% xuất khẩu dệt may của Bangladesh)

Hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều đóng góp từ dầu và hàng hóa. Hàng hóa (không tính dầu thô) đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 trong khi dầu thô đóng góp 5%. Giá dầu giảm và giá hàng hóa giảm cũng ảnh hưởng bất lợi đối với xuất khẩu của Việt Nam. Một số hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam đã giảm về giá trị mạnh hơn về sản lượng trong Quý I/2015.

Xuất khẩu thủy sản (đóng góp 4% tổng kim ngạch xuất khẩu Quý I/2015) giảm là một ví dụ khác cho thấy ngoài tỷ giá ngoại hối còn có các yếu tố khác khiến xuất khẩu sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản trong Quý I/2015 giảm 20% so với Quý I/2014. Trong đó, tăng trưởng sụt giảm mạnh nhất tại thị trường Mỹ (nước nhập khẩu nhiều hải sản Việt Nam nhất với 22% kim ngạch xuất khẩu thủy sản) do dư âm từ thuế chống bán phá giá dành cho các sản phẩm hải sản Việt Nam tăng theo Đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 8 (POR8) đối với tôm và Đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) đối với cá tra/basa. Nguồn cung từ Ấn Độ, một trong những nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ, tăng cũng là một yếu tố bất lợi.

Một điều đáng lo ngại là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có vẻ kém cạnh tranh về năng lực sản xuất và hoạt động. Một minh họa đơn giản là thay đổi về giá tôm đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong khi giá tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật tăng nhẹ, các nước châu Á khác đều giảm giá, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ giảm mạnh nhất. Cũng như Việt Nam, đồng tiền của các nước này tăng giá 10% so với đồng yen Nhật.

Tại báo cáo mới nhất của Bản Việt, nhóm phân tích cho rằng, đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 7/5 – cũng như việc điều chỉnh tỷ giá 1% trong tháng 1/2015 - có mục đích tránh cho hàng xuất khẩu Việt Nam mất thêm sức cạnh tranh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh VND đã tăng giá 11% so với đồng euro trong năm 2014 và 10% trong Quý 1/2015. Tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu chính sang EU như thủy sản và dệt may chững lại đáng kể trong Quý 1 năm nay.

Việc điều chỉnh tỷ giá dự kiến sẽ giúp giảm bớt thâm hụt thương mại, lên đến 3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm do nhập khẩu mạnh máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến nay.

Tuy việc điều chỉnh tỷ giá này được thực hiện sớm hơn một chút so với dự báo song Bản Việt cho rằng từ nay đến cuối năm sẽ không còn điều chỉnh tỷ giá nữa do tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng và FDI vẫn ổn định, giúp cán cân thanh toán cả năm thặng dư.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”