Điện, xăng, dịch vụ y tế đẩy lạm phát Hà Nội tăng chóng mặt
(Dân trí) - Trong khi CPI Hà Nội bật tăng mạnh 3,16% so với tháng trước do hoạt động điều chỉnh giá dịch vụ y tế trên địa bàn thì ở Tp.HCM, bất chấp các chương trình bình ổn, việc tăng giá xăng dầu vẫn ngấm vào lạm phát.
Cục thống kê của hai thành phố lớn Hà Nội, Tp.HCM vừa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 trên địa bàn với mức tăng “chóng mặt” so với tháng 7 ở Hà Nội và những lo ngại bùng phát ở Tp.HCM.
Theo đó, tại Hà Nội, CPI tháng 8 đã tăng 3,16% so tháng trước, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,19% so với tháng 12/2012.
Theo lý giải của Cục Thống kê Hà Nội, CPI tháng này tăng cao do sự tăng giá của 10 nhóm hàng, trong đó có 3/11 nhóm hàng có chỉ số tăng mạnh. Tăng cao nhất là nhóm y tế (tăng 63,94%) xuất phát từ hoạt động nâng giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố theo Nghị quyết số 13 của HĐND thành phố ban hành ngày 17/7/2013.
Việc tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã khiến chỉ số giá nhóm y tế “leo thang”, đẩy chỉ số CPI chung của tháng lên cao. Cục Thống kê Hà Nội tính toán, nếu không tăng giá y tế, CPI địa bàn sẽ chỉ tăng 0,59% trong tháng này.
Một “thủ phạm” khác không thể không kể đến là giá xăng dầu. Việc tăng giá xăng dầu liên tiếp 13/6, 28/6 và 17/7 đã đẩy chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 8 tăng 1,13% so với tháng trước.
Nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng cao thứ ba trong rổ tính là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,95% so tháng trước), do trong nhóm này có giá gas và dầu hoả tăng; cùng với giá điện tăng từ 1/8/2013.
Tại Tp.HCM, CPI tháng 8 tăng với mức độ khiêm tốn hơn 0,31% so với tháng 7. Nếu so với tháng 12/2012, CPI thành phố tăng 1,26% và tăng 3,17% so với cùng kỳ tháng 8/2012. Bình quân 8 tháng 2013, chỉ số CPI tăng 2,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ thuộc rổ tính CPI có 7 nhóm tăng so với tháng trước. Trong đó có 2 nhóm tăng cao hơn mức bình quân chung là giao thông tăng 1,24% và nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,58%.
Hai nhóm tăng cao nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động điều chỉnh tăng giá bán nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt, điện…) trong tháng (tính từ 17/7 đến 17/8).
Một số mặt hàng có mức tăng thấp là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; văn hóa thể thao giải trí tăng 0,28%; may mặc mũ nón giày dép” tăng 0,19%.
Sở dĩ CPI của Tp.HCM trong tháng có mức tăng thấp là do có chương trình bình ổn giá thị trường của UBND thành phố và các chương trình khuyến mãi của các nhà phân phối lớn theo hệ thống siêu thị
Cục Thống kê Tp.HCP lưu ý, sự điều chỉnh tăng giá bán điện, xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục trong những tháng qua và đầu năm học có thể sẽ tác động đến giá bán cuối cùng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong những tháng cuối năm và làm tăng CPI những tháng tới.
Nằm ngoài rổ tính CPI, chỉ số giá vàng trong tháng 8 tại Hà Nội tăng trở lại 0,69% và chỉ số giá USD tăng 0,16% so tháng trước. Trong khi đó ở Tp.HCM, giá vàng tháng 8 giảm 0,58% so với tháng trước và giá USD cũng giảm 0,51%.
Việc điều chỉnh giá dịch vụ công và nhiên liệu đang "đè nặng" áp lực lên CPI cả các tháng tới.
Theo đó, tại Hà Nội, CPI tháng 8 đã tăng 3,16% so tháng trước, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,19% so với tháng 12/2012.
Theo lý giải của Cục Thống kê Hà Nội, CPI tháng này tăng cao do sự tăng giá của 10 nhóm hàng, trong đó có 3/11 nhóm hàng có chỉ số tăng mạnh. Tăng cao nhất là nhóm y tế (tăng 63,94%) xuất phát từ hoạt động nâng giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố theo Nghị quyết số 13 của HĐND thành phố ban hành ngày 17/7/2013.
Việc tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã khiến chỉ số giá nhóm y tế “leo thang”, đẩy chỉ số CPI chung của tháng lên cao. Cục Thống kê Hà Nội tính toán, nếu không tăng giá y tế, CPI địa bàn sẽ chỉ tăng 0,59% trong tháng này.
Một “thủ phạm” khác không thể không kể đến là giá xăng dầu. Việc tăng giá xăng dầu liên tiếp 13/6, 28/6 và 17/7 đã đẩy chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 8 tăng 1,13% so với tháng trước.
Nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng cao thứ ba trong rổ tính là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,95% so tháng trước), do trong nhóm này có giá gas và dầu hoả tăng; cùng với giá điện tăng từ 1/8/2013.
Tại Tp.HCM, CPI tháng 8 tăng với mức độ khiêm tốn hơn 0,31% so với tháng 7. Nếu so với tháng 12/2012, CPI thành phố tăng 1,26% và tăng 3,17% so với cùng kỳ tháng 8/2012. Bình quân 8 tháng 2013, chỉ số CPI tăng 2,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Diễn biến giá CPI theo tháng tại Tp.HCM.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ thuộc rổ tính CPI có 7 nhóm tăng so với tháng trước. Trong đó có 2 nhóm tăng cao hơn mức bình quân chung là giao thông tăng 1,24% và nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,58%.
Hai nhóm tăng cao nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động điều chỉnh tăng giá bán nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt, điện…) trong tháng (tính từ 17/7 đến 17/8).
Một số mặt hàng có mức tăng thấp là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; văn hóa thể thao giải trí tăng 0,28%; may mặc mũ nón giày dép” tăng 0,19%.
Sở dĩ CPI của Tp.HCM trong tháng có mức tăng thấp là do có chương trình bình ổn giá thị trường của UBND thành phố và các chương trình khuyến mãi của các nhà phân phối lớn theo hệ thống siêu thị
Cục Thống kê Tp.HCP lưu ý, sự điều chỉnh tăng giá bán điện, xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục trong những tháng qua và đầu năm học có thể sẽ tác động đến giá bán cuối cùng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong những tháng cuối năm và làm tăng CPI những tháng tới.
Nằm ngoài rổ tính CPI, chỉ số giá vàng trong tháng 8 tại Hà Nội tăng trở lại 0,69% và chỉ số giá USD tăng 0,16% so tháng trước. Trong khi đó ở Tp.HCM, giá vàng tháng 8 giảm 0,58% so với tháng trước và giá USD cũng giảm 0,51%.
Bích Diệp