1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Đầu cơ tỷ giá lúc này là hại nước”

Đến cuối chiều 16/5, những nỗ lực giữ giá USD tại Vietcombank - đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất trong hệ thống - đã phải thay đổi. Không thể một mình một chợ, giá USD bán ra tại đây đã ở mặt bằng chung, từ 21.175 VND lên 21.190 VND.

“Đầu cơ tỷ giá lúc này là hại nước”
Quãng 2008 đến nay, hơn ai hết nhà đầu tư nước ngoài thấm thía nhất rủi ro của tỷ giá. Mỗi lần tăng là tài sản họ giảm đi, thậm chí lỗ nặng. Và cũng chính sự ổn định của tỷ giá hơn hai năm qua là một trong những điểm hấp dẫn nhất của thị trường Việt Nam so với khu vực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Ngành điện lo giá khí tiếp tục tăng

* Tường thuật “nóng” từ Hoàng Sa sáng 18/5: Thêm 2 tàu của Việt Nam bị tấn công trực diện

* “Đầu cơ tỷ giá lúc này là hại nước”
* Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp
* Năm 2039 sẽ có đại phú nghìn tỷ USD

21.190 VND cũng là mức cao nhất trong đợt biến động tỷ giá USD/VND những ngày đầu tháng 12/2013. Đợt đó, tỷ giá tăng xuất phát từ những đồn đoán, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng can thiệp và thị trường nhanh chóng bình ổn.

Lần này, nguyên nhân và tình huống là hoàn toàn khác.

Cung - cầu chưa căng thẳng

Trong hai ngày cuối tuần VnEconomy đã tham vấn ý kiến của 5 chuyên gia kinh tế về biến động của tỷ giá USD/VND vừa diễn ra. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một chuyên gia nêu quan điểm của mình.

Những ý kiến từ chối đều có chung sự thận trọng: cần chờ xem diễn biến của thị trường một thời gian nữa trước khi có những đoán định. Một chuyên gia cho rằng tình hình vẫn chưa đáng ngại. Một chuyên gia khác thừa nhận bản thân ông cũng chưa lường định được hết rủi ro đối với tỷ giá hiện nay, “rủi ro quốc gia” - cụm từ mà ông dùng tới.

Rủi ro đó cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến bước tăng 70 VND chỉ sau hai ngày của giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng cuối tuần qua, thay cho sự ổn định kéo dài trước đó.

Cụ thể hơn, những diễn biến phức tạp về tình hình biển Đông và sự cố ngoài mong muốn tại Bình Dương, Hà Tĩnh vừa qua đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của một số doanh nghiệp FDI, trong đó có dòng ngoại tệ luân chuyển từ khối này.

Cộng hưởng, một bộ phận dân cư có nhu cầu mua ngoại tệ như một phản ứng trước bối cảnh trên, cũng không loại trừ có yếu tố đầu cơ khi tỷ giá trên thị trường tự do đã có biểu hiện nóng lên từ đầu tháng 5...

Nguồn tin có thẩm quyền từ Ngân hàng Nhà nước cho VnEconomy biết, cuối tuần qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có biến động, nhưng không đáng ngại, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống vẫn tốt. Thực tế, cầu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cũng chưa có biểu hiện căng thẳng. Điểm dễ nhận biết là ở khoảng cách giá mua vào - bán ra.

Trong suốt những năm tỷ giá USD/VND có nhiều biến động từ 2008 đến 2011, căng thẳng cung - cầu chỉ thực sự rõ nét khi các ngân hàng đưa giá mua vào áp sát hoặc san bằng giá bán, cùng kịch trần biên độ, thậm chí vượt trần. Hai ngày biến động vừa rồi, giá mua vẫn thấp hơn giá bán từ 60 - 70 VND, một khoảng cách bình thường.

Hiện biến động của tỷ giá USD/VND vẫn giới hạn trong phạm vi hẹp, vẫn nằm trong biên độ +/-1% cho phép; các mức giao dịch cuối tuần qua vẫn nằm khá sâu dưới mức trần và thấp hơn nhiều so với những đỉnh điểm căng thẳng trước đây; chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do không quá lớn so với của các ngân hàng thương mại.

Nhìn sang thị trường chứng khoán, chốt lại phiên giao dịch cuối tuần, khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài mua ròng, đã gần hai chục phiên liên tiếp với quy mô lớn. Không thể nói họ thiếu thông tin, không thể nói họ thiếu nhạy cảm với vấn đề tỷ giá.

Quãng 2008 đến nay, hơn ai hết nhà đầu tư nước ngoài thấm thía nhất rủi ro của tỷ giá. Mỗi lần tăng là tài sản họ giảm đi, thậm chí lỗ nặng. Và cũng chính sự ổn định của tỷ giá hơn hai năm qua là một trong những điểm hấp dẫn nhất của thị trường Việt Nam so với khu vực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nay, một đợt biến động mới diễn ra, nếu kéo dài và tỷ giá dâng cao, điểm hấp dẫn đó và niềm tin của họ có thể bị ảnh hưởng.

Lợi ích trong bối cảnh đặc biệt

Trở lại với những ý kiến mà VnEconomy tham vấn, chuyên gia chia sẻ quan điểm định hình tình huống: “Với biến động tỷ giá, lúc này là lợi ích của quốc gia. Ở những thời điểm khác, bối cảnh khác, có thể là vấn đề của thị trường, của chính sách điều hành. Còn hiện nay, không phải là chính sách tỷ giá có phù hợp hay không, phải điều chỉnh hay không, mà là niềm tin và lòng yêu nước”.

Theo chuyên gia này, khi quốc gia đang nỗ lực đấu tranh với bên ngoài, cụ thể ở đây là vấn đề biển Đông, niềm tin và lòng yêu nước giúp thị trường ổn định là điều quan trọng nhất. Những xáo trộn bất lợi về vàng, về tỷ giá lúc này đều có thể gây tổn thương đến nền kinh tế.

Với niềm tin, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND trong năm nay. Giá trị của cam kết đã được khẳng định ở 3 lần tuyên bố trước đây, cũng như sự ổn định thực tế hơn hai năm qua. Đáng chú ý, nguồn lực để giữ ổn định đã lớn hơn trước rất nhiều, khi dự trữ ngoại hối nếu tính một cách đầy đủ có thể lên tới 40 tỷ USD.

Biến động vừa diễn ra có thể xem là thử thách đầu tiên đối với Ngân hàng Nhà nước. Có yếu tố đặc biệt của bối cảnh, nhưng chắc chắn cơ quan này sẽ quyết tâm bình ổn và giữ vững cam kết của mình. Lúc này, niềm tin đối với chính sách, sự ủng hộ vì lợi ích chung là chỗ dựa quan trọng nhất cho nhà điều hành.

Cuối tuần qua, trước những biểu hiện bất lợi trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã có thông cáo, trong đó nhấn mạnh: “Sự bình tĩnh, thận trọng và lòng tin của người dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vào việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ góp phần quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội đất nước”.

Dĩ nhiên, trước biến động, một bộ phận tổ chức, dân cư tìm đến vàng và ngoại tệ như một sự phòng thủ cũng là dễ hiểu, nhưng không loại trừ có yếu tố đầu cơ.

Còn theo quan điểm của chuyên gia mà VnEconomy tham vấn: “Không nên xem biến động của giá vàng, của tỷ giá tại thời điểm này là cơ hội đầu cơ. Đầu cơ tỷ giá lúc này là hại nước. Lợi ích của đất nước trong tình huống đặc biệt này phải đặt lên hàng đầu. Có thể lo ngại vì vấn đề biển Đông, một bộ phận dân cư có phản ứng phòng ngừa rủi ro, mua vàng gom đô, nhưng đó cũng là một phản ứng bình thường”.

Về phản ứng này, trong thông cáo trên, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân không nghe tin đồn thất thiệt, xúi bẩy, kích động của các phần tử xấu; cần thận trọng khi quyết định các giao dịch mua, bán ngoại tệ và vàng, tiền gửi để tránh những thiệt hại kinh tế không đáng có cho bản thân và cả xã hội.

Ở một góc nhìn khác, trò chuyện bên lề nhân chuyến công tác đầu tháng này, khi VnEconomy đề cập đến khả năng biến động giá vàng, tỷ giá trước diễn biến phức tạp của vấn đề biển Đông, ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lại nhìn nhận: “Theo tôi thì không. Trong tình huống này, người Việt Nam mình yêu nước và sẽ càng đồng lòng. Họ sẽ không đổ xô mua vàng hay ngoại tệ như các cơn sốt trước đây mà khiến quốc gia bất lợi. Cho nên tôi tin thị trường sẽ ổn định”.
 
Theo Minh Đức
VnEconomy

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm