1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Ô tô là ngành kinh doanh có điều kiện:

"Đặt quy định chứ không hạn chế quyền kinh doanh"!

(Dân trí) - Giải thích về việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông giải thích: Quan điểm phải làm rõ, Chính phủ và Bộ không đặt vấn đề cấm, cản trở hay hạn chế quyền kinh doanh mà ở đây là đặt ra điều kiện, hàng rào để yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng nhằm bảo vệ môi trường, con người và thị trường ô tô trong nước

Mới đây, trong dự án luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 luật Đầu tư về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cách đây hơn 1 tuần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung có thêm sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bộ KH&ĐT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung có thêm sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Bộ KH&ĐT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung có thêm sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Theo ông Đông, ô tô được xem là mặt hàng công nghệ cao, có cấu trúc phức tạp từ hạ tầng công nghiệp phụ trợ, điện tử... nên yêu cầu sử dụng, vận hành cũng như bảo dưỡng, bảo hành phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất; khi xe xảy ra sự cố, khiếm khuyết người tiêu dùng cần được đảm bảo quyền yêu cầu đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng triệu hồi để khắc phục nhưng hiện quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc đưa kinh doanh ô tô vào ngành kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho xã hội, cho thị trường ô tô. "Một người có tiền, mua ô tô trên thị trường nhưng họ sử dụng cùng chung hạ tầng, chung cơ sở vật chất. Nếu có sự cố, chắc chắn tác động lên nhiều người, không chỉ riêng cá nhân họ. Chính vì vậy, vấn đề kinh doanh đối với ngành ô tô phải bắt buộc có điều kiện, có hàng rào".

Ông Đông nhấn mạnh: "Hiện nhập khẩu đơn thuần, bán đi lấy chênh lệch để hưởng lãi đã xuất hiện, thời gian qua có xu hướng cổ vũ cho tự do thương mại, tự do vô tổ chức nhằm dỡ bỏ điều kiện kinh doanh ô tô. Tuy nhiên, nếu để cho các cơ sở tự do kinh doanh ô tô, chúng ta chỉ tạo ra được mỗi của hàng 1 chục nhân viên bán hàng, 1 số xưởng sửa chữa không có tay nghề. Chúng ta không thể tạo ra được hệ thống công nhân có tay nghề, có trình độ."

Nói đến đặt hàng rào quy chuẩn, tiêu chuẩn khi đưa sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo ông Đông: "Có thể có nhiều ý kiến nghi ngại Bộ, Chính phủ đặt những hạn chế quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây không phải cấm mà cơ quan Nhà nước chỉ là đặt điều kiện, yêu cầu DN đáp ứng, khi thỏa mãn rồi, anh có quyền tham gia, được quyền để làm không gặp trở ngại gì".

Ông Đông ví dụ: Thái Lan hiện có 60 triệu dân, ngành công nghiệp ô tô đóng góp 12% vào GDP của Thái Lan, tạo 1 triệu việc làm. Hiện nay ngành ô tô đóng góp 2% GDP của Việt Nam, tạo ra 100.000 việc làm cho lao động, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng tiền ngân sách".

"Nhưng về tương lai, với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là thị trường mà ai cũng thèm thuồng, chẳng nhẽ chúng ta buông. Chính phủ không tham vọng làm tất cả xe, nhưng chúng ta phải làm những loại xe mà nhu cầu chính như tải, bus. Hiện nay, chúng ta đã làm được, hiện tỷ lệ nội địa hóa nhiều dòng đã trên 70% rồi, chỉ còn động cơ và điện tử. Chúng ta không thể bỏ ngành công nghiệp ô tô được", ông này nói thêm.

"Hãy thử tưởng tượng, 2% GDP vào khoảng 2 - 4 tỷ USD, đó là con số rất lớn, nếu không sản xuất mà nhập nguyên chiếc thì đồng nghĩa cán cân thâm hụt, nhập siêu. Không thể có chuyện từ nay đến 5 - 10 năm sau chúng ta sẽ không thể làm xe đi được", ông Đông nhấn mạnh.

Theo ông Đông, Bộ và Chính phủ luôn trân trọng lắng nghe ý kiến của cộng đồng dư luận, của các nhóm khác nhau, dù bộ phận rất nhỏ, nhưng chúng tôi phải tính toán các lợi ích tổng hòa, đặt lợi ích quốc gia, thị trường lên trên hết.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông giải thích: "Năm 2008, Hoa Kỳ là nước hùng cường, sản xuất ô tô lớn tuy nhiên, trong khủng khoảng họ cũng phải buông tay, đổ tiền hàng tỷ USD để cứu các ông lớn sản xuất ô tô ở Trung tâm Detroit. Với Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô của còn non trẻ, nên chúng ta phải nâng đỡ, ở đây không phải bảo kê, phi nguyên tắc, phi thị trường mà đòi hỏi bình đẳng, có cơ sở... Ở góc độ Nhà nước, chúng tôi khó có thể chối bỏ trách nhiệm này được".

Nguyễn Tuyền