Dập sốt đầu cơ tỷ giá
Những đồn đoán và dao động tâm lý đã khiến tỷ giá biến động trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi NHNN có một động thái nhỏ, sóng tỷ giá lập tức biến mất.
Kỳ vọng và điểm yếu tâm lý
Ngày từ đầu 2013, đã xuất hiện những đồn đoán về việc điều chỉnh tỷ giá. Nguyên nhân được đồn đoán nhiều nhất là việc có thể nhập khẩu vàng để bình ổn giá. Những thông tin này được thổi phồng hơn khi NHNN đẩy mạnh các biện pháp bình ổn giá vàng. Trong đó có việc bán vàng ra bình ổn thị trường và cho phép các TCTD tam xuất tái nhập vàng để chuyển đổi. Thậm chí, khi có thông ước tính Việt Nam sẽ cần 1,8 đến 2,4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu vàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đã khiến nhiều người có tâm lý kỳ vọng và đầu cơ.
Bên cạnh đó, có đồn đoán về nhu cầu bù đắp lại lượng ngoại tệ đã chuyển đổi trước đó tại một số ngân hàng nhỏ. Trong khi đó, giới đầu tư dự báo lãi suất VND sắp giảm thêm, dẫn tới chênh lệch lãi suất giữa VND với USD thu hẹp, giá trị VND bị ảnh hưởng...
Mặc dù, NHNN tiếp tục nêu quan điểm sẽ giữ ổn định tỷ giá USD/VND, sẵn sàng can thiệp nếu có biến động lớn. Các cân đối vĩ mô vẫn đang ủng hộ cho khả năng giữ ổn định trên, khi hai tháng đầu năm Việt Nam tiếp tục xuất siêu khá lớn với khoảng 1,7 tỷ USD; cán cân tổng thể năm nay dự báo sẽ tiếp tục thặng dư khoảng 3 tỷ USD; chênh lệch lãi suất giữa VND với USD chưa có điều chỉnh mới theo hướng thu hẹp... nhưng có vẻ như cơn sóng đầu cơ tỷ giá vẫn chưa yên.
Ngày từ đầu 2013, đã xuất hiện những đồn đoán về việc điều chỉnh tỷ giá. Nguyên nhân được đồn đoán nhiều nhất là việc có thể nhập khẩu vàng để bình ổn giá. Những thông tin này được thổi phồng hơn khi NHNN đẩy mạnh các biện pháp bình ổn giá vàng. Trong đó có việc bán vàng ra bình ổn thị trường và cho phép các TCTD tam xuất tái nhập vàng để chuyển đổi. Thậm chí, khi có thông ước tính Việt Nam sẽ cần 1,8 đến 2,4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu vàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đã khiến nhiều người có tâm lý kỳ vọng và đầu cơ.
Bên cạnh đó, có đồn đoán về nhu cầu bù đắp lại lượng ngoại tệ đã chuyển đổi trước đó tại một số ngân hàng nhỏ. Trong khi đó, giới đầu tư dự báo lãi suất VND sắp giảm thêm, dẫn tới chênh lệch lãi suất giữa VND với USD thu hẹp, giá trị VND bị ảnh hưởng...
Mặc dù, NHNN tiếp tục nêu quan điểm sẽ giữ ổn định tỷ giá USD/VND, sẵn sàng can thiệp nếu có biến động lớn. Các cân đối vĩ mô vẫn đang ủng hộ cho khả năng giữ ổn định trên, khi hai tháng đầu năm Việt Nam tiếp tục xuất siêu khá lớn với khoảng 1,7 tỷ USD; cán cân tổng thể năm nay dự báo sẽ tiếp tục thặng dư khoảng 3 tỷ USD; chênh lệch lãi suất giữa VND với USD chưa có điều chỉnh mới theo hướng thu hẹp... nhưng có vẻ như cơn sóng đầu cơ tỷ giá vẫn chưa yên.
Theo chuyên viên theo dõi thị trường ngoại hối của một ngân hàng, tâm lý trên thị trường ngoại hối từ đầu tuần này vẫn không thực sự ổn định. Tỷ giá VND/USD vẫn trồi sụt và tiếp tục tăng khá cao, có lúc lên gần sát trần 21.010 (bán ra) nhưng có thể sụt xuống sau đó.
Tuy nhiên, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.828 VND/USD hôm nay (6/3) và duy trì chính sách mua vào đối với các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dương ở mức giá 20.850 VND/USD như trước.
Thị trường USD liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức độ ổn định. Thông tin từ các ngân hàng thương mại cho thấy, cung, cầu đô la Mỹ liên ngân hàng không nhiều biến động. Lãi suất không đổi, tiếp tục xoay quanh mức 0,3-0,5%/năm cho kỳ hạn qua đêm đến một tuần, 0,5-1% với kỳ hạn 2 tuần; 1,5-1,6%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 2- 3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2, cán cân thương mại ghi nhận mức thặng dư 900 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2013, thặng dư thương mại đã đạt 1,67 tỷ USD.
Thực tế trên thị trường cho thấy, những đợt biến tỷ giá USD/VND trước đây, tình hình chỉ thực sự "nóng" khi các ngân hàng thương mại đẩy giá USD bán ra kịch trần biên độ; và giá mua vào áp sát giá bán, thậm chí san bằng giá bán. Diễn biến gần đây cho thấy, thay đổi tỷ giá vẫn nằm gọn trong biên độ cho phép, trong khi chênh lệch giữa giá bán ra với mua vào doãng rộng, phổ biến trên dưới 80 VND - cầu ngoại tệ rõ ràng chưa có biểu hiện căng thẳng.
Bán USD dập sốt
Biến động USD trong hai ngày qua đã hạ nhiệt đáng kể. Ngày 6/3 tỷ giá VND/USD đầu giờ sáng 6/3 vẫn ở ở mức cao, 20.855 đồng (mua vào) và 20.860 đồng (bán ra). Đến trưa, tỷ giá hạ nhiệt còn 20.848 đồng (mua vào) - 20.850 đồng (bán ra) và cuối giờ chiều đứng ở mức 20.843 - 20.847 đồng. Mức giá này đã hạ đáng kể so với 5/3.
Mức giảm lớn nhất ghi nhận được tại Vietcombank và theo đó, thay vào biểu niêm yết gần kịch trần 20.950-21.020 đồng/USD chốt ngày 5/3, giá mua bán USD tại nhà băng này vào chiều 6/3 giảm tới 40 đồng ở chiều mua vào và giảm mạnh 50 đồng ở chiều bán ra, còn tương ứng 20.910-20.970 đồng/USD.
Cho đến ngày 7/3,Vietcombank tiếp tục điều chỉnh tỷ giá xuống mức 20.900 và 20960 đồng. Còn ACB chỉ cón mức 20.880 - 20.960 thậm chí nếu bắn chuyển khoản chỉ còn mức 20.900. Mức giá 21.000 đồng đầy nhạy cảm đã hoàn toàn biến mất.
Một ngân hàng cho biết, những ngày trước có tin đồn tỷ giá tăng thì khách hàng đến mua nhiều bất chấp giá tăng. Tuy nhiên khi giá giảm thì người mua đã vắng hẳn.
Tuy nhiên, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.828 VND/USD hôm nay (6/3) và duy trì chính sách mua vào đối với các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dương ở mức giá 20.850 VND/USD như trước.
Thị trường USD liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức độ ổn định. Thông tin từ các ngân hàng thương mại cho thấy, cung, cầu đô la Mỹ liên ngân hàng không nhiều biến động. Lãi suất không đổi, tiếp tục xoay quanh mức 0,3-0,5%/năm cho kỳ hạn qua đêm đến một tuần, 0,5-1% với kỳ hạn 2 tuần; 1,5-1,6%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 2- 3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2, cán cân thương mại ghi nhận mức thặng dư 900 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2013, thặng dư thương mại đã đạt 1,67 tỷ USD.
Thực tế trên thị trường cho thấy, những đợt biến tỷ giá USD/VND trước đây, tình hình chỉ thực sự "nóng" khi các ngân hàng thương mại đẩy giá USD bán ra kịch trần biên độ; và giá mua vào áp sát giá bán, thậm chí san bằng giá bán. Diễn biến gần đây cho thấy, thay đổi tỷ giá vẫn nằm gọn trong biên độ cho phép, trong khi chênh lệch giữa giá bán ra với mua vào doãng rộng, phổ biến trên dưới 80 VND - cầu ngoại tệ rõ ràng chưa có biểu hiện căng thẳng.
Bán USD dập sốt
Biến động USD trong hai ngày qua đã hạ nhiệt đáng kể. Ngày 6/3 tỷ giá VND/USD đầu giờ sáng 6/3 vẫn ở ở mức cao, 20.855 đồng (mua vào) và 20.860 đồng (bán ra). Đến trưa, tỷ giá hạ nhiệt còn 20.848 đồng (mua vào) - 20.850 đồng (bán ra) và cuối giờ chiều đứng ở mức 20.843 - 20.847 đồng. Mức giá này đã hạ đáng kể so với 5/3.
Mức giảm lớn nhất ghi nhận được tại Vietcombank và theo đó, thay vào biểu niêm yết gần kịch trần 20.950-21.020 đồng/USD chốt ngày 5/3, giá mua bán USD tại nhà băng này vào chiều 6/3 giảm tới 40 đồng ở chiều mua vào và giảm mạnh 50 đồng ở chiều bán ra, còn tương ứng 20.910-20.970 đồng/USD.
Cho đến ngày 7/3,Vietcombank tiếp tục điều chỉnh tỷ giá xuống mức 20.900 và 20960 đồng. Còn ACB chỉ cón mức 20.880 - 20.960 thậm chí nếu bắn chuyển khoản chỉ còn mức 20.900. Mức giá 21.000 đồng đầy nhạy cảm đã hoàn toàn biến mất.
Một ngân hàng cho biết, những ngày trước có tin đồn tỷ giá tăng thì khách hàng đến mua nhiều bất chấp giá tăng. Tuy nhiên khi giá giảm thì người mua đã vắng hẳn.
Trước thực tế này, ông Trương Văn Phước một chuyên gia lâu năm về điều hành và kinh doanh ngoại hối cho biết, trước các tin đồn tăng tỷ giá người dân cần bình tình vì lạm phát đã xuống thấp giúp USD mạnh lên. Áp lực nhập siêu giảm thậm chí đang còn xuất siêu. Trong khi đó, lãi suất VND và USD chênh lệch lớn theo hướng có lợi cho người gửi VND. Thực tế huy động VND vẫn tăng cao hơn nhiều chục lần.
Diễn biến trên xảy ra sau khi NHNN đã điều chỉnh có giá trị cho các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Cụ thể, trong hai ngày 5/3 và 6/3, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ giảm mạnh mức giá bán ra. Theo công bố của cơ quan này, sau hơn 1 năm giữ trần 21.036 đồng, mức giá bán ra hai hôm nay đã hạ xuống còn 20.950 đồng, tức giảm tới 86 đồng. Mức bán ra của Sở Giao dịch theo đó đã thấp hơn so với biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Theo đánh giá của một nhà bằng, động thái điều chỉnh có giá trị của NHNN mang đến tín hiệu cho các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã mang lại tác động điều chỉnh lớn.
"Có thể hiểu việc điều chỉnh trên hàm ý nhà điều hành sẵn sàng bán ra hỗ trợ thị trường, với một mức giá dễ chịu, thay vì căng ở mức trần. Cung - cầu hiện tại cũng không quá căng thẳng để tạo những biến động mạnh về tỉ giá. Đây có lẽ cũng là tác động chính khiến tỉ giá USD/VND giảm bớt trong chiều qua và sáng nay", một chuyên gia đánh giá.
Thông tin từ NHNN Việt Nam từ 25/2 đến ngày 1/3, doanh số giao dịch trên liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND đạt 60.528 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.106 tỷ đồng/ngày, tăng xấp xỉ 30% so với cách đó 1 tuần. Theo NHNN, trên thị trường ngoại hối, các tổ chức tín dụng tích cực bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thanh khoản của toàn hệ thống tương đối tốt, các tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Điều đó cho thấy, chưa có cơ sở để điều chỉnh tỷ giá và cơn sốt tỷ giá đã được dập sớm.
Diễn biến trên xảy ra sau khi NHNN đã điều chỉnh có giá trị cho các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Cụ thể, trong hai ngày 5/3 và 6/3, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ giảm mạnh mức giá bán ra. Theo công bố của cơ quan này, sau hơn 1 năm giữ trần 21.036 đồng, mức giá bán ra hai hôm nay đã hạ xuống còn 20.950 đồng, tức giảm tới 86 đồng. Mức bán ra của Sở Giao dịch theo đó đã thấp hơn so với biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Theo đánh giá của một nhà bằng, động thái điều chỉnh có giá trị của NHNN mang đến tín hiệu cho các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã mang lại tác động điều chỉnh lớn.
"Có thể hiểu việc điều chỉnh trên hàm ý nhà điều hành sẵn sàng bán ra hỗ trợ thị trường, với một mức giá dễ chịu, thay vì căng ở mức trần. Cung - cầu hiện tại cũng không quá căng thẳng để tạo những biến động mạnh về tỉ giá. Đây có lẽ cũng là tác động chính khiến tỉ giá USD/VND giảm bớt trong chiều qua và sáng nay", một chuyên gia đánh giá.
Thông tin từ NHNN Việt Nam từ 25/2 đến ngày 1/3, doanh số giao dịch trên liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND đạt 60.528 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.106 tỷ đồng/ngày, tăng xấp xỉ 30% so với cách đó 1 tuần. Theo NHNN, trên thị trường ngoại hối, các tổ chức tín dụng tích cực bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thanh khoản của toàn hệ thống tương đối tốt, các tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Điều đó cho thấy, chưa có cơ sở để điều chỉnh tỷ giá và cơn sốt tỷ giá đã được dập sớm.
Theo Minh Linh
VEF