Đắk Nông:

Dân đua nhau vào rừng hái mây bán sang Trung Quốc

(Dân trí) - Trong thời gian gần đây, hàng trăm người dân tại các huyện Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đổ xô vào rừng hái quả mây rừng để bán sang cho các thương lái Trung Quốc với giá rất cao từ 100 - 170 ngàn đồng/kg.

Quả mây rừng được người ồ ạt vào rừng bán cho thương lái Trung Quốc
Quả mây rừng được người ồ ạt vào rừng bán cho thương lái Trung Quốc
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* ANZ: Kinh tế Việt Nam đã chạm đáy!

* Ứng phó với thực phẩm "bẩn": Để là người tiêu dùng thông thái
* Nhiều dịch vụ hấp dẫn nhân dịp kỷ niệm thành lập Agribank

* Đầu tư cổ phiếu ngân hàng, khó chọn mặt gửi vàng!

* Lý Quang Diệu và câu chuyện kết nối TTCK

Dọc quốc lộ 28 hướng từ huyện Tuy Đức sang huyện Di Linh (Lâm Đồng) và quốc lộ 14C hướng từ Đắk Song vào huyện Tuy Đức, xuất hiện nhiều thương lái dọc đường để thu mua mây rừng của người dân địa phương. Được biết, hầu hết người dân địa phương chỉ vào rừng hái quả mây để bán, chứ đa số họ đều không biết người ta mua quả này để làm gì.

Anh K. (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) cho biết: “Khoảng gần nửa tháng nay, người dân đổ dồn vào rừng hái mây, dọc đường tại địa bàn xã còn có vài điểm thu mua với giá cao, thấy dễ kiếm tiền nên mọi người ai cũng đi hái đem bán kiếm thu nhập”.

Qua trao đổi, 1 thương lái tên H. (34 tuổi, ngụ huyện Đắk Song) cho biết: “Tôi thấy người ta mua bán mây rừng giá cao, nên cũng đi thu mua rồi bán lại cho các thương lái Trung Quốc lấy lời, còn về mây để làm gì thì nghe phong phanh dùng để làm đồ mỹ nghệ hay trừ tà gì đó thôi, chứ tôi cũng không rõ”.

Anh Nguyễn Hữu Thao (31 tuổi, trú Bon Bu Dăr, xã Quảng Trực) cho biết: Khoảng vài tháng trước có 1 số thương lái hỏi mua mây rừng giá 30 ngàn đồng/kg, nhưng gần đây giá tăng gấp 5, gấp 6 nên dân mới đổ vào rừng hái. “Do người dân ồ ạt đi hái nên hiện tại mây vơi đi nhiều rồi, đi cả ngày may lắm được dăm bảy kg, có khi về tay trắng cũng có”, anh Thao thông tin thêm.

Được biết,  mây là một loại thân dây, thường mọc ở những khu rừng nhiệt đới, những đồi núi đá hay dọc hai bên bờ suối. Thân mây dẻo, đặc ruột, nên rất thích hợp để làm đồ mỹ nghệ,bàn, ghế... Quả mây hình tròn, khi chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng, có lớp vỏ dày, sần sùi.

Ngày 25/3, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Quân – Chủ tịch xã Quảng Trực cho biết: “Tình trạng người dân vào rừng hái mây đem bán rầm rộ khoảng cuối tháng 2  đến nay vẫn còn một số người dân đa số là đồng bào Mông vẫn vào rừng hái, nhưng số lượng ít vì mây trong rừng cũng không còn nhiều”.

Trước đó khoảng 3 tháng, tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long cũng có tình trạng người đồng bào Mông vào rừng sat biên giới hái mây rừng để bán, “vừa qua rất nhiều người đi lấy mây đi vào rừng sâu giáp biên giới Campuchia, bị biên phòng giữ lại, về địa phương họ cho biết đi lấy mây để bán lấy tiền chứ không có mục đích gì khác.”, ông Trần Thanh Chương – Chủ tịch xã Quảng Sơn cho hay.

Liên quan sự việc, ông Lê Công Trường – Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho biết: “Nhận được thông tin người dân vào rừng hái mây rừng, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các Hạt kiểm lâm phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, bước đầu ngăn chặn tình trạng này diễn ra, và tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra việc người dân hái mây rừng bán với mục đích gì”.

Trương Nguyễn

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm