Quảng Nam:

Đại vạ rơi xuống đầu chủ nợ của mỏ vàng lớn nhất Việt Nam

(Dân trí) - Trong 1 buổi họp báo cuối tuần qua của Tập đoàn Besra tại Quảng Nam, một chủ nợ dù không được mời nhưng đã “lẻn” vào và đòi nợ những ông chủ của Besra. Quá bức xúc, ông chủ nợ này đã tố cáo việc nợ nần của Besra với các PV.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tổng GDP miền Trung chỉ chiếm 14% GDP cả nước
* "Bê bết" Eximbank: Tăng trưởng tín dụng âm, nợ xấu bùng phát mạnh
*
Sự thật về giám đốc cầm đầu băng xã hội đen
* Thêm “đại gia” xin vay tiền sắm 220 tàu vỏ thép, 3 máy bay trực thăng

Các chủ nợ tiền tỉ bao vây ông chủ mỏ vàng

Đó là ông Lê Đình Thục, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ xăng dầu Trường Xuân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam).


Cùng đi với ông Thục còn có Tổng Giám đốc Công ty Tân Nhật Minh – ông Bùi Ngọc Lượng. Tại cuộc họp báo này, ông Lượng chỉ ngồi nghe chứ không có phản ứng gì. Ông Lượng cũng đến buổi họp báo để đòi khoản nợ hơn 7,2 tỉ đồng Besra VN chưa thanh toán.

Khi ông Thục “chất vấn” khoản nợ mà Besra VN chưa chịu thanh toán khi Công ty ông cung ứng xăng dầu cho nhà máy vàng Bồng Miêu và Đăk Sa trong mấy năm qua. Sau khi nghe ông Thục nói, ông David Seton – Chủ tịch Besra VN cho rằng chính công ty ông Thục đã ăn cắp xăng xầu khi cung cấp cho 2 nhà máy của ông.

 

Ông Lê Đình Thục, 
Ông Lê Đình Thục, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xăng dầu Trường Xuân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đòi nợ ông chủ Besra tại buổi họp báo, bên cạnh là lãnh đạo Công ty Tân Nhật Minh cũng đến đòi nợ


Các PV đã hỏi ông Thục về số nợ mà Besra “chây ì”, ông Thục nói: “Vì bức bách quá nên tôi mới đến đây để đòi nợ. Tòa án đã giải quyết rồi nhưng Besra vẫn không trả nợ. Đòi hoài nhưng phía Besra vẫn không chịu trả. Lãi ngân hàng mỗi tháng gần 60 triệu đồng, nếu không lấy được nợ, công ty tôi chỉ có nước phá sản.

 

Không chỉ ông Thục mà nhiều công ty khác cũng đang là chủ nợ với Besra VN. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng ở Quảng Nam giải ngân cho Công ty Besra VN vay 5 triệu USD đến nay chưa đòi được khoản nợ và đang có nguy cơ bị mất chức.


Để đòi khoản nợ 5 triệu USD này, lãnh đạo ngân hàng đã phải gửi đơn đến Tòa án huyện Phước Sơn can thiệp sau khi nhiều lần hòa giải không thành. Theo thông tin, ngày 15/8/2014, TAND huyện Phước Sơn sẽ xét xử sơ thẩm vụ án dân sự này.


Tổng Giám đốc Công ty Tân Nhật Minh - ông Bùi Ngọc Lượng - cho biết cũng bị Besra VN nợ hơn 7,2 tỉ đồng. Mặc dù ông chủ của gần 7 tấn vàng này có cam kết trả nợ nhưng đến nay họ vẫn chây ì chưa chịu trả.


Một công ty đối tác khác của Besra VN là Công ty Quảng An tại huyện Phước Sơn. Ông Đỗ Ngọc Thắng - Chủ tịch thị trấn Khâm Đức - người đại diện hợp pháp của Công ty này cho biết, sau hơn một năm đi đòi nợ, công ty của gia đình ông cũng chỉ nhận được hai lần trả tiền với hơn 200 triệu trong tổng số nợ khoảng 18 tỉ đồng.
 

Mỏ vàng Đăk Sa (huyện Phước Sơn), mỏ vàng lớn nhất Việt Nam đã đóng cửa
Mỏ vàng Đăk Sa (huyện Phước Sơn), mỏ vàng lớn nhất Việt Nam đã đóng cửa

 
Theo Cục thuế Quảng Nam, sau khi đơn vị ra quyết định cưỡng chế thuế với Tập đoàn Besra VN, đã có 9 doanh nghiệp đồng loạt gửi đơn đến Cục thuế đề nghị không cưỡng chế thuế với Besra để tập đoàn này tiếp tục khai thác để họ có cơ hội lấy được nợ. Tuy nhiên, đối với đề nghị này Cục thuế Quảng Nam không có thẩm quyền giải quyết.
 

Lý do không thể thanh toán các khoản nợ thuế, ông David Seton cho rằng do giá vàng đã giảm 30% kể từ tháng 11/2012, từ 1.800 USD/ounce xuống còn 1.200 USD/ounce. Ngoài ra, việc tăng thuế tài nguyên và cách tính thuế khác nhau đã khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn.


Với với khoản thuế tài nguyên tại mỏ vàng Bồng Miêu, ông Lương Đình Đường, phó Cục trưởng Cục thuế Quảng Nam khẳng định thuế tài nguyên tại mỏ vàng này chỉ 3% trong suốt quá trình khai thác dự án.


Ngoài ra, thiên tai bão và lụt thường xuyên đe dọa hai nhà máy và hàm lượng vàng trong quặng khai thác ở nhà máy Đăk Sa (huyện Phước Sơn) ngày một giảm, từ 11g/tấn quặng nhưng nay chỉ còn 3-4g/tấn quặng. Đây là những lý do ông chủ của mỏ vàng lớn nhất Việt Nam đưa ra để thoái thác các khoản nợ phải trả.


Theo thống kê của Tập đoàn Besra chính thức công bố các khoản nợ thuế, các đối tác xấp xỉ 19 triệu USD. Trong đó nợ thuế nhà nước và phí bảo vệ môi trường khoảng 6 triệu USD, nợ các nhà thầu khác khoảng 6 triệu USD. Ngoài ra, khoảng 7 triệu USD nợ vay ngân hàng. Riêng nhà thầu chính tại Phước Sơn - Công ty xây dựng Quảng An, Besra đang nợ khoảng 18 tỷ đồng và nợ các nhà thầu khác ở Phước Sơn khoảng 7 tỷ đồng.


Besra VN vi phạm pháp luật thuế đã rõ nhưng để 2 mỏ vàng này tiếp tục hoạt động thì cần có ý kiến của Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Ngày 13/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ ngành trung ương tại Hà Nội về tình hình nợ thuế và các vấn đề liên quan của Besra VN, tuy nhiên nội dung cuộc làm việc chưa được tiết lộ.

Tình trạng “vô chủ” ở mỏ vàng Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) tạo điều kiện cho “vàng tặc” hoành hành
Tình trạng “vô chủ” ở mỏ vàng Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) tạo điều kiện cho “vàng tặc” hoành hành


Đóng cửa mỏ, “vàng tặc” hoành hành

Từ khi mỏ vàng Bồng Miêu đóng cửa, hàng ngàn người dân đã ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) và các khu vực xung quanh đã vào các khu vực của mỏ vàng này trộm quặng. Theo lãnh đạo xã Tam Lãnh, từ đầu tháng 7 đến nay, lực lượng Công an của địa phương và huyện Phú Ninh đã tổ chức rất nhiều đợt đẩy đuổi các đối tượng ở khu vực mỏ vàng Bồng Miêu.


Một phu vàng “nhí” vừa chui ra từ trong hầm lò ở mỏ Bồng Kiêu để lấy thực phẩm mang vào bên trong
Một phu vàng “nhí” vừa chui ra từ trong hầm lò ở mỏ Bồng Kiêu để lấy thực phẩm mang vào bên trong
 
Qua thống kê, lực lượng chức năng địa phương đã đẩy đuổi khoảng 800 lượt người vào khu vực ra ngoài. Tuy nhiên, do mỏ vàng Bồng Miêu nằm giáp ranh với nhiều địa phương nên việc đẩy đuổi hết số đối tượng vào khai thác trái phép rất khó khăn. Ngoài ra, hệ thống các hầm lò ở đây chằng chịt ăn sâu vào trong núi nên việc kiểm tra, truy quét rất khó khăn.


Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo xã Tam Lãnh nói: “Mỏ đã đóng cửa nên tình trạng “vô chủ”, không ai quản lý trở thành gánh nặng của địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự. Bây giờ chỉ mong cấp trên giải quyết dứt điểm để mỏ “có chủ” và để công tác an ninh được duy trì.”

 

Công Bính

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước