1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: “Xử lý sở hữu chéo, ngân hàng phải niêm yết”

(Dân trí) - Theo PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội, thời gian tới, để huy động vốn, ngân hàng buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán và khi đó sẽ có các giải pháp thiết thực để xử lý “nút thắt”sở hữu chéo.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội phiên họp sáng nay 27/10 về quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng, sở hữu chéo… , đại biểu Quốc hội, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM cho biết: Trong quá trình tái cơ cấu, do những ngân hàng đang hợp nhất, sáp nhập cần phải làm kiểm toán để minh bạch thông tin rồi mới có thể niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời gian tới, để huy động vốn, ngân hàng buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán.
 
Và một trong những giải pháp để quản lý sở hữu chéo tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng là sẽ bắt buộc các ngân hàng phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đại biểu Quốc hội, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân.
Đại biểu Quốc hội, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* TS.Trần Hoàng Ngân: “Xử lý sở hữu chéo, ngân hàng phải niêm yết”
* Bán mạnh phiên chiều, VN-Index “bốc hơi” gần 11 điểm
* “Make up” xe SH, kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng
* Điểm mặt các bộ ngành, địa phương chây ỳ cổ phần hóa
* Hà Nội xây Cảng nội địa Mỹ Đình tại huyện Hoài Đức
* Tập đoàn của Lý Nhã Kỳ thua lỗ hàng tỷ đồng

Thưa ông, dường như việc xử lý sở hữu chéo trong thời gian qua không đạt được nhiều hiệu quả, khi mà, gần như từ năm 2013 đến nay vẫn chưa có thêm trường hợp nào được xử lý?

Theo đánh giá của tôi, những cặp sở hữu chéo vừa qua đã được xử lý rất nhiều, chứ không phải không xử lý. Có nhiều ngân hàng đã được hợp nhất, sáp nhập và loại bỏ ra khỏi hệ thống 7 ngân hàng trong 40 ngân hàng còn vài cặp sở hữu chéo nữa. Hiện có 2 cặp đã có chủ trương như Sacombank - Westernbank, MaritimeBank - Mekongbank.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện thể chế để xử lý những cái thắt trong sở hữu chéo, những lũng đoạn trong sở hữu chéo. Chứ không phải tất cả sở hữu chéo là tiêu cực.

Trên thực tế, xử lý sở hữu chéo không phải là vấn đề đơn giản, không phải chéo đơn thuần mà chéo thắt lại với nhau; thậm chí, còn thắt đúng luật. Cho nên, chúng ta phải hoàn thiện thể chế để quản lý được nhóm cổ đông, những người có liên qua trong ngân hàng.

Vậy theo ông, để xử lý “nút thắt” sở hữu chéo tiêu cực, đâu là giải pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh hiện nay?

Để xử lý được sở hữu chéo, trước hết luật phải rõ để khi thanh tra, kiểm tra phát hiện được cái nào vi phạm, cái nào không, quan trọng phải kiểm tra được nhóm cổ đông, đảm bảo tính minh bạch. Thời gian qua, khi thanh tra Ngân hàng Nhà nước đi thanh tra cũng đã phát hiện ra được những sở hữu chéo tiêu cực và đặt nó lên bàn để tìm giải pháp xử lý.

Xin nhắc lại rằng, không phải sở hữu chéo nào cũng cần triệt tiêu, vì bản chất sở hữu chéo rất bình thường. Ví dụ ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng Việt Nam, đó chính là sở hữu chéo. Đây là những sở hữu chéo bình thường.

Còn những cái sở hữu chéo tiêu cực là làm cho vốn điều lệ của ngân hàng nở phồng lên nhưng lại không phải là vốn thực. Đó là tiêu cực, hay là những khoản cho vay qua lại với nhau để che dấu khoản nợ thực, đó là tiêu cực cần phải xử lý.

Hiện Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã biết những cặp sở hữu chéo và chỉ xử lý những sở hữu chéo có tính tiêu cực. Để quản lý được sở hữu chéo, Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện các lĩnh vực pháp lý, cụ thể hóa Luật của các tổ chức tín dụng về vấn đề quản lý các cổ đông; yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán và minh bạch thông tin về các quan hệ cổ đông của ngân hàng…

Đề cập tới tái cơ cấu, một số ý kiến cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước dùng các ngân hàng quốc doanh để tham gia tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có vẻ không hợp lý?

Hiện nay chúng ta sử dụng rất nhiều công cụ để tái cơ cấu, trong đó có việc Ngân hàng Nhà nước thông qua các ngân hàng quốc doanh để hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là phải đảm bảo an toàn hệ thống, cho nên khi thấy có ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì cơ quan này cùng với một ngân hàng quốc doanh để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng đó. Sau đó là chuyển hóa dần, thậm chí là quốc hữu hóa.

Ông có cho rằng, việc thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước khỏi lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra khá chậm?

Đúng là chậm. Nghị định cho doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn dưới mệnh giá mới ban hành cách đây 3 tháng; hơn nữa, việc thoái vốn phải tùy theo thị trường và thoái lúc nào, chứ không phải là thoái cho bằng được. Có nghĩa, việc chuyển dịch phải có lộ trình, không thể muốn là được ngay.

Trong giải pháp thoái vốn khỏi ngân hàng của các doanh nghiệp Nhà nước đang có 3 sự lựa chọn nhưng việc các doanh nghiệp Nhà nước muốn tìm kênh để bán được giá cao nhất có làm cho quá trình thoái vốn bị chậm lại?

Cái này thì đúng, vì họ sợ trách nhiệm. Tuy nhiên, mình cũng phải đặt trong bối cảnh những năm trước đây, nền kinh tế và ngành ngân hàng “đang bay”, những doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào thời điểm đó là đúng chứ không sai. Lúc đó cũng có ai cản đâu, thậm chí mình còn muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Lúc thì trườngđi xuống, giá cũng rớt xuống và bán cũng không ai mua. Do vậy, việc thoái vốn cần phải có thời gian, nhưng quan trọng là phải làm rõ minh bạch việc thoái vốn đó và làm thất thoát vốn, ai đúng ai sai thì phải làm rõ, quản lý.

Điều này gắn với Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước sắp sửa thông qua tại Quốc hội lần này. Điều này rất quan trọng, nó quyết định vai trò của người đại diện vốn, vai trò của kiểm soát, cơ quan quản lý, cơ quan đại diện vốn nhà nước.

Vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là vốn doanh nghiệp Nhà nước đang sở hữu là hơn 1 triệu tỷ đồng, do đó, lợi nhuận đóng góp vào ngân sách ít nhất cũng phải 500 nghìn tỷ đồng, tệ nhất cũng phải 200 - 300 nghìn tỷ đồng. Thời gian qua, cổ tức của nhà nước hầu như không thu, mới thu thời gian gần đây, năm ngoái mới được 6.000 - 7000 tỷ đồng.

Vì vậy, luật này cần làm sâu làm rõ trách nhiệm để doanh nghiệp Nhà nước đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hiền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm