“Đặc khu kinh tế” Phú Quốc được đánh thức nhờ cơ chế đặc biệt

(Dân trí) - Bên cạnh phát triển hạ tầng, nhiều cơ chế chính sách và quy hoạch được tỉnh Kiên Giang ban hành theo hướng ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành để tạo bước đột phá cho “đặc khu kinh tế” Phú Quốc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Ngăn đường vành đai 2, cư dân Ciputra “méo mặt”
* Hàng trăm dự án bất động sản Hà Nội không bị “soi”
* Bán đảo Crimea chuẩn bị tràn ngập công nhân Trung Quốc?
* Hơn 9 triệu chủ trại EU “treo niêu” vì Nga
* CEO ngoại “biến mất” ngày càng nhiều
* Quá sợ, hoa quả để nửa năm không hỏng

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khi trao đổi với truyền thông vào sáng 24/9 tại TPHCM. Nhân tiện buổi họp báo công bố sự kiện mở 2 đường bay quốc tế Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Siêm Riệp, ông Thi đã chia sẽ nhiều thông tin về tiềm năng, hướng phát triển để đưa Phú Quốc thành “đặc khu kinh tế”.

Đảo ngọc... thức giấc

Huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là một quần đảo nằm tách biệt khá xa đất liền, bao gồm 27 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan, trong đó, lớn nhất là đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 56.700ha. Phú Quốc nằm ở vị trí trung tâm của thị trường du lịch năng động của vùng Đông Nam Á. Phú Quốc có điều kiện thuận lợi, có nhiều tiềm năng để khai thác du lịch kể cả tiềm năng du lịch tự nhiên, nhân văn và du lịch xã hội.

Tăng trưởng kinh tế Phú Quốc đạt tốc độ cao liên tục trong 10 năm qua (khoảng 25% mỗi năm), nhất là khu vực dịch vụ chiếm trên 66% trong cơ cấu GDP. Năm 2013, khách du lịch đến Phú Quốc trên 430 ngàn lượt người, tăng 32% so với năm 2012; tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 1.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 71 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo còn 1,79%.

Du khách đến với Phú Quốc ngày càng tăng
Du khách đến với Phú Quốc ngày càng tăng

Thu hút đầu tư vào Phú Quốc đạt nhiều kết quả đáng kể. Tính đến nay, Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768 ha. Có 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4.850 ha với tổng vốn đầu tư hơn 135 ngàn tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6.849 tỷ đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng. Các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Trong những năm gần đây, lượng khách trong nước và quốc tế đến Phú Quốc ngày một tăng. Riêng về đường hàng không, năm 2013, sân bay quốc tế Phú Quốc đã tiếp nhận xấp xỉ 700.000 lượt khách, tăng 39% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế chiếm 37%. Về đường biển, mỗi ngày có khoảng 3.000 lượt khách đến Phú Quốc bằng tàu cao tốc xuất phát từ Rạch Giá.

Ưu đãi đặc biệt về cơ chế để phát triển

Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178 phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam đất nước, từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Để tiếp tục khai thác đúng tiềm năng, lợi thế của Phú Quốc, vừa qua, Chính phủ đã đề xuất Bộ Chính trị thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.

Phú Quốc tạo cơ chế chính sách thoáng để thu hút đầu tư, đột phá trong phát triển
Phú Quốc tạo cơ chế chính sách thoáng để thu hút đầu tư, đột phá trong phát triển

Để hiện thực hóa “đặc khu kinh tế”, trong những năm qua, Phú Quốc đã đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như sân bay quốc tế bảo đảm hoạt động cho các loại máy bay; điện lưới, viễn thông, trục đường chính trên đảo, cảng biển... 

Phú Quốc có tiềm năng rất lớn về du lịch. Lượng khách đến đảo ngọc ngày càng đông. Với 3.000 phòng nghỉ thì chỉ đủ đáp ứng vào ngày thường còn cuối tuần hoặc các dịp lễ, Phú Quốc luôn “cháy” phòng. Vì vậy, việc Phú Quốc mở thêm 2 đường bay quốc tế đi Singapore, Siêm Riệp khiến áp lực về hạ tầng du lịch càng lớn.

Ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, với thực lực hiện tại thì Phú Quốc chưa đủ sức để phát triển vượt bậc. Vì vậy, chính quyền huyện đảo Phú Quốc cũng như tỉnh Kiên Giang luôn nghiên cứu để tìm ra mô hình tổ chức khu kinh tế có bước đột phá, tạo cơ chế mới và động lực phát triển.

“Năm 2014, Phú Quốc sẽ tăng thêm 1.000 phòng nghỉ khách sạn để giải quyết tình trạng khan hiếm phòng mỗi dịp cao điểm về du lịch. Chúng tôi không chỉ chú trọng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng mà luôn có nhiều cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển ban hành theo hướng ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành để thu hút đầu tư”, ông Thi nói.

Có nhiều lo ngại khi Kiên Giang kêu gọi Singapore vào đầu tư tại huyện đảo này. Trong khi Singapore chú trọng đầu tư vào khu công nghiệp thì sẽ làm phá vỡ không gian sinh thái của Phú Quốc.

“Singapore đầu tư vào Phú Quốc khác ở Bình Dương. Nếu ở Bình Dương, nhà đầu tư chú trọng vào phát triển khu công nghiệp cho phù hợp với lợi thế, tiềm năng thì Phú Quốc đang có ý tưởng kêu gọi đầu tư về sinh thái chứ không phải là khu công nghiệp. Phú Quốc không bất chấp tất cả để phát triển”, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang khẳng định.  

Công Quang

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”