1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

“Đá hàng” ở xứ người

Vì muốn kiếm thêm thu nhập, một số du học sinh, lao động, người Việt cư trú bất hợp pháp ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập các đường dây trộm cắp, "đá hàng" ở xứ người.

Phần lớn trong số gần 100 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) sang Nhật Bản đều có lao động bị cảnh sát nước này bắt giữ vì hành vi trộm cắp.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Vàng, chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại trong phiên cuối tuần

 

Bị lôi kéo, dụ dỗ

 

Công ty Dịch vụ XKLĐ và Chuyên gia Suleco cũng là một trong những DN như thế. Trong các bản án, hồ sơ xử lý vi phạm do tòa án, cơ quan chức năng Nhật Bản gửi về Suleco, có trường hợp nữ lao động vào cửa hàng mua đồ, lợi dụng không có người trông coi đã trộm chiếc khăn choàng cổ. Mới đây, Công ty XKLĐ - Thương mại - Du lịch Sovilaco cũng có 2 lao động bị trục xuất vì vào siêu thị ăn cắp.

 

“Đá hàng” ở xứ người
Trước khi sang Nhật Bản, người lao động được phổ biến các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Trong ảnh: Lao động do Công ty Suleco tuyển chọn sang Nhật Bản

 

Ông Trần Quốc Ninh, Phó Chủ tịch hiệp hội XKLĐ Việt Nam, cho biết hầu hết siêu thị, cửa hàng ở Nhật Bản không có người trông coi cẩn thận như ở Việt Nam nên một số  người thiếu ý thức vào “đá hàng” (trộm cắp). Thậm chí, có người vào trộm cả bao gạo mang về mà không bị phát hiện.

 

Một cán bộ Chi nhánh Công ty XKLĐ Biển Đông tại TP HCM xác nhận thêm rằng ở Nhật Bản có hẳn các đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp do một số người Việt lập ra. Họ thường xuyên lôi kéo, dụ dỗ người lao động (NLĐ), du học sinh vào đường dây của mình. Thậm chí, thu dụng lao động bất hợp pháp, hằng ngày lấy ô tô chở đến các siêu thị hoặc nơi buôn bán để “đá hàng”. Các mặt hàng trộm cắp chủ yếu là mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, quần áo, túi xách, đồ điện tử, đồng hồ…  Việc tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ chỉ là một đầu mối trong số những đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp do người Việt lập ra.

 

Hậu quả nặng nề

 

Tình trạng người Việt trộm cắp diễn ra khá phổ biến ở Nhật Bản, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt người dân nước này; đến nỗi mới đây, một chủ siêu thị ở TP Saitama đã cho dán biển cảnh báo: “Ăn cắp là phạm tội, nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường kiểm tra”.

 

Tình trạng người Việt Nam trộm cắp còn xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tại Đài Loan, người dân bản địa tự do để xe máy, xe đạp dưới đường và thường xuyên bị lao động Việt Nam lấy về, chỉ cần sơn phết lại là thành của mình. Tại các nước Trung Đông, lao động Việt Nam móc túi lấy điện thoại di động, vào các công trình xây dựng lấy trộm dây đồng ra ngoài bán cũng khá phổ biến. Theo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nhiều lao động sang Trung Đông bị bắt, trục xuất về nước vì trộm cắp.

 

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng chỉ một số nhỏ lao động đang làm việc theo hợp đồng vi phạm, còn phần lớn rơi vào các đối tượng khác. “Dù vậy, đây là việc làm đáng xấu hổ. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở các DN phải tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho NLĐ, xử lý thật nghiêm vi phạm” - ông Hòa nhấn mạnh.

 

Ông Trần Quốc Ninh cho rằng hậu quả của hành vi trộm cắp không chỉ làm tổn hại quan hệ hợp tác giữa hai nước mà còn gây ra hậu quả nặng nề với NLĐ. Dù chỉ trộm vài món đồ rẻ tiền nhưng bị trục xuất, mất việc làm, mất chi phí đã nộp ban đầu và phải bồi thường thiệt hại theo hợp đồng từ 3.000 - 5.000 USD.

 

Theo Duy Quốc

NLĐ
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước