Tiếp viên “xách tay” đồ trộm cắp: Sẽ giải quyết tận gốc rễ!

(Dân trí) - Chuyện thành viên đoàn bay Vietnam Airlines “xách tay” hàng trộm cắp từ Nhật Bản từng có tiền lệ. Hiện một nữ tiếp viên của hãng này bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ một lần nữa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh hàng không quốc gia.

“Tiền lệ” chưa nguôi ngoai

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Khoảng cách chênh lệch giá vàng ngày càng nới rộng

Tiếp viên hàng không được xem là hình ảnh đại diện cho quốc gia trên mỗi hành trình bay, vốn được kỳ vọng nhiều hơn ở sự quảng bá về một đất nước giàu truyền thống văn hóa và những tâm hồn người Việt hiền hậu, trìu mến với bạn bè quốc tế… Thế nhưng, việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Nhật Bản bắt giữ vì tội “tiếp tay” cho kẻ cắp đã khiến dư luận cả nước trăn trở, thậm chí là nổi giận.

Việc thành viên đoàn bay Vietnam Airlines “xách tay” hàng trộm cắp từ Nhật Bản là câu chuyện đã từng có tiền lệ. Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tạm giữ tại Nhật Bản vài tháng do có liên quan đến tội mua hàng ăn cắp của các nhóm người Việt tại nước này rồi “tuồn” về Việt Nam theo đường hàng không. Vụ việc bị đưa ra tòa xét xử nhưng sau đó được đình chỉ đặc cách, tuy nhiên viên phi công này vẫn bị Vietnam Airlines đình bay 1 năm.

Việc tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản vì tội vận chuyển hàng ăn cắp 
Việc tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật Bản vì tội vận chuyển hàng ăn cắp đang được điều tra làm rõ (ảnh minh họa)

Trở lại với vụ việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc vừa bị bắt, Cơ quan cảnh sát điều tra Nhật Bản cho rằng, hành vi vận chuyển hàng trộm cắp của nữ tiếp viên này không thực hiện độc lập mà còn có sự tham gia của nhiều thành viên khác trong đoàn bay. Một cơ phó và 4 nữ tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã bị cảnh sát thẩm vấn.

Nhiều người có lẽ đều đang thắc mắc, phải chăng thu nhập của phi công, tiếp viên hàng không không đủ sống nên phải liều mình “đi buôn” phi pháp?

Một vài năm trở lại đây, không phải tự nhiên mà ở một số điểm du lịch tại Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan đều có treo những tấm biển cảnh báo nạn trộm cắp được viết bằng tiếng bản địa và tiếng Việt.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, mức thu nhập trung bình của tiếp viên hàng không hạng thường là khoảng 20 triệu đồng/tháng (thống kê năm 2013). Tuy nhiên, đối với hoạt động hàng không, mức thu nhập của tiếp viên có thể cao hơn khi tính theo thời gian đi bay và hưởng trợ cấp giờ bay. Ngoài ra, với các đường bay quốc tế, việc thường xuyên lưu lại để bay khứ hồi sẽ được thêm phụ cấp chi phí khách sạn, ăn uống, đi lại…  

Còn với phi công, mức thu nhập được cho là cao khi gồm có lương cơ bản, thời gian đi bay, giờ bay, phụ cấp lưu trú, tiết kiệm nhiên liệu, kinh nghiệm bay của phi công…

Tiếp viên “xách tay” đồ trộm cắp: Xấu hình ảnh hàng không quốc gia!

Những tấm biển cảnh báo hành vi trộm cắp ở nước ngoài nhưng được viết bằng tiếng Việt cho thấy người Việt đang bị coi thường, "dè chừng" trên nước bạn. 

Sẽ giải quyết tận gốc rễ

Ngay sau khi tiếp viên bị cơ quan cảnh sát Tokyo bắt giữ và một số thành viên khác trong đoàn bay cũng đang có nghi vấn cần xác minh, lãnh đạo Vietnam Airlines đã tỏ rõ sự kiên quyết và xử lý mạnh tay khi lập tức quyết định đình bay đối với 1 cơ phó và 5 nữ tiếp viên hàng không (bao gồm cả tiếp viên đang bị bắt giữ - PV), đồng thời yêu cầu các cá nhân này phải làm tường trình và chuẩn bị cho việc có thể bị dẫn độ sang Nhật Bản để điều tra làm rõ.

Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay: “Chúng tôi lấy làm tiếc khi hàng hóa ở Nhật Bản bị trộm cắp. Mặc dù kết luận cuối cùng vẫn phải chờ điều tra từ cơ quan cảnh sát, nhưng việc chính thành viên đoàn bay của Vietnam Airlines là người vận chuyển hàng hóa ăn cắp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và uy tín của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, đây là điều chúng tôi lo ngại nhất”.

Lãnh đạo Vietnam Airlines nhấn mạnh rằng, hãng đã áp dụng biện pháp kiểm tra từng chuyến bay hay xây dựng quy trình kiểm soát, kết hợp với các biện pháp trong giáo dục, huấn luyện, quản lý bay. Tuy nhiên, việc tuân thủ còn tùy thuộc vào ý thức cá nhân. Thậm chí, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận thực tế có những trường hợp khi kiểm tra bị phát hiện nghi vấn là mang nhiều hơn mức nhu cầu tiêu dùng và đã có yêu cầu báo cáo tường trình mục đích, xuất trình hóa đơn.

Hình ảnh Vietnam Airlines đang bị ảnh hưởng rất lớn vì vụ việc cá nhân của tiếp viên

Hình ảnh Vietnam Airlines đang bị ảnh hưởng rất lớn vì vụ việc cá nhân của tiếp viên

Việc quản lý khám xét đã có từ rất lâu, khoảng cách đây 10 năm. Phi hành đoàn có thể bị kiểm tra vali, xe kéo trước khi bay và sau khi bay về, bị hạn chế vali theo đường bay, đặc biệt là đường bay đi/đến Nhật Bản. Mới đây, chúng tôi đã tăng cường trách nhiệm giám sát cho cơ trưởng, tiếp viên trưởng, họ chịu trách nhiệm kiểm soát các thành viên trong phi hành đoàn mang hàng ngoài quy định và có quyền ra quyết định không cho thành viên vi phạm tham gia tổ bay.

Nhưng với một hãng hàng không khai thác trung bình hơn 300 chuyến bay mỗi ngày thì kiểm tra không phải là biện pháp duy nhất, chúng tôi cần có sự hỗ trợ hơn nữa từ nhiều phía cơ quan hữu quan như hải quan, xuất nhập cảnh ở các đầu sân bay để hạn chế triệt để tình trạng vi phạm. Lúc này, mong muốn của chúng tôi là hợp tác với cảnh sát Nhật Bản để tìm nguyên nhân gốc rễ và hợp tác với cơ quan hải quan để giải quyết tận gốc, đó mới là biện pháp hiệu quả chứ kiểm tra không thể làm được hết” - lãnh đạo Vietnam Airlines bày tỏ.

Cũng theo lãnh đạo Vietnam Airlines, sau vụ việc tiếp viên vận chuyển đồ trộm cắp từ Nhật Bản bị bắt, việc phục hồi hình ảnh và uy tín của hãng sẽ là khó khăn, nhưng Vietnam Airlines quyết tâm thực hiệncoi đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời điểm hiện nay.

“Chúng tôi rất cm ơn các cơ quan báo chí của Nhật Bản vì nhờ đó mà chúng tôi mới có thông tin, từ đó chủ động phối hợp với cơ quan điều tra và ngăn chặn vi phạm” - lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết thêm.

Châu Như Quỳnh
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước