1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cuộc chiến “tiền bẩn” căng thẳng tại Bangladesh trong bối cảnh Covid-19

(Dân trí) - Trong khi Bangladesh vẫn phải đi vay để phục hồi nền kinh tế do Covid-19 gây ra, thì cơ quan y tế nước này vẫn hào phóng một cách bất thường với các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ y tế.

Cuộc chiến “tiền bẩn” căng thẳng tại Bangladesh trong bối cảnh Covid-19 - 1

Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến những cơ hội mới cho tham nhũng ở Bangladesh.

Tổng cục Dịch vụ Y tế, cơ quan y tế quốc gia của Bangladesh vừa đưa ra một số mức giá trả cho việc mua các thiết bị y tế, chẳng hạn, kính bảo hộ cho nhân viên y tế ở mức 59 USD/cặp, cao gần gấp 5 lần giá thị trường. Điều tương tự cũng xảy ra với những bộ quần áo bảo hộ y tế, phần mềm, chi phí phát triển trang web trong một dự án Covid-19 khẩn cấp.

Các ví dụ điển hình về việc thanh toán quá mức đã được ghi nhận trong một nghiên cứu được đưa ra vào ngày 15/6 bởi Tổ chức chống tham nhũng Bangladesh kết hợp cùng Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Để giải quyết triệt để những vấn đề như trên, Bộ trưởng Tài chính A.H.M. Mustafa Kamal gần đây đã đưa ra một hình phạt, với số tiền phạt bằng 50% số tiền tham nhũng, nhưng cũng phải có đủ bằng chứng để chứng minh rằng số tiền tham nhũng đó là không minh bạch (có nghĩa là chứng minh các hóa đơn chi tiền là giả mạo ). Hình phạt này sẽ được thi hành sau khi thêm một phần quy định tiền phạt vào Pháp lệnh thuế thu nhập năm 1984.

Shah Mohammad Ahsan Habib, Giám đốc của Viện quản lý ngân hàng Bangladesh, nói với Nikkei Asian Review: “Sự bất công như trên còn bao gồm cả việc rửa tiền và dù Covid-19 xảy ra thì tình trạng này vẫn không hề thuyên giảm”.

Và theo một số cách, nó thậm chí còn trở nên dễ dàng hơn nhờ cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Vì thiết bị y tế hiện đang được coi là hàng “thiết yếu”, hải quan, chính quyền cảng và ngân hàng hầu như không xem xét kỹ giá cả và những gì đang được nhập khẩu.

“Các tội phạm đang tận dụng ... lợi thế” của việc này, các nhà nghiên cứu cho biết, ước tính 80% các vụ rửa tiền ở nước này là dựa trên thương mại. Tất cả việc rửa tiền này hầu như đều đến từ “hóa đơn thương mại giả mạo với số tiền thực tế chi ra thấp hơn so với số tiền ghi trên hóa đơn”.

Hành động chống rửa tiền có thể được coi là một phần mở rộng “không khoan nhượng” của Thủ tướng Sheikh Hasina đối với chiến dịch chống tham nhũng được phát động vào tháng 1/2019 khi bà bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp với tư cách là lãnh đạo quốc gia.

Bangladesh là một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới. Năm ngoái, quốc gia này đã được xếp hạng 146 trong số 198 quốc gia tham nhũng trên thế giới được khảo sát bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin.

Mansur, một cựu giám đốc điều hành hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết mối đe dọa tham nhũng ngày càng tăng thông qua sự kết hợp giữa quy định tốt và tính trung thực của các quan chức chính phủ, đồng thời tránh xử lý tội phạm một cách nặng nề, chẳng hạn như thu giữ tài sản và các biện pháp khắc nghiệt khác có trong điều khoản hóa đơn giả.

Cơ quan thuế của Bangladesh cũng đang tuyệt vọng tìm kiếm nguồn thu mới khi ngân sách của đất nước được thiết lập để đạt 6% tổng sản phẩm quốc nội, đã vượt qua mức 5%.

Dữ liệu của Ủy ban Doanh thu Quốc gia cho thấy, các khoản thu thuế trong 10 tháng tính đến tháng 4 giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái, với sự thiếu hụt được dự báo bởi Trung tâm Đối thoại Chính sách của Bangladesh là vào gần 12 tỷ USD trong năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 6 .

Alamgir Hossain, một thành viên chính sách thuế của NBR, đã đưa ra phương án đa dạng hóa các nguồn thu của chính phủ bằng cách tăng xử phạt hành chính với những người tham nhũng để nộp tiền phạt vào ngân khố quốc gia.

Thùy Dung

Theo Asia Nikkei

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm