1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

CPI tăng 0,23% trong tháng thi Đại học, Cao đẳng

(Dân trí) - Trong 11 nhóm hàng thuộc rổ chỉ số, chỉ có duy nhất chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,01%, còn lại tất cả các nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng. Mặc dù vậy, sau 7 tháng, CPI mới chỉ tăng 1,62%.

Diễn biến CPI qua các tháng (nguồn số liệu: GSO).
Diễn biến CPI qua các tháng (nguồn số liệu: GSO).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Đầu tư vào NHTM “SCIC đang trông giỏ, bỏ thóc”

* Trung Quốc hăm he đưa giàn khoan quay lại biển Đông

* Hậu máy bay rơi, những đại gia Nga nào sẽ “dính đòn“?

* Cẩm nang mua nhà không thể bỏ qua

Tổng cục Thống kê sáng nay (24/7) vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 trên cả nước. Theo đó, CPI tháng này đã tăng 0,23% so với tháng 6 và tăng 4,94% so với cùng kỳ 2013. So với đầu năm, CPI cả nước tăng 1,62%.

Trong 11 nhóm hàng thuộc rổ chỉ số, chỉ có duy nhất chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,01%, còn lại tất cả các nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng.

Tăng mạnh nhất là nhóm giao thông và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, mức tăng lần lượt là 0,44% và 0,43% so với tháng 6. Nguyên nhân đẩy chỉ số giá giao thông lên cao trong tháng chủ yếu do giá xăng dầu điều chỉnh tăng 2 lần vào cuối tháng Sáu và đầu tháng Bảy lên mức cao kỷ lục 25.640 đồng một lít RON 92.

Bên cạnh đó, việc siết chặt xe chở quá tải khiến các chủ xe thời gian qua cũng đẩy giá vận chuyển vật liệu lên cao và đã kéo theo một số mặt hàng tăng theo do chi phí vận chuyển tăng. 

Về chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm này bao gồm tiên thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Chỉ số giá tại nhóm này trong tháng 7 tăng được lý giải do trong tháng, lượng người tăng đột biến tại các thành phố lớn vào kỳ thi Đại học, Cao đẳng đã dẫn đến nhu cầu chỗ ở và ăn uống tăng, giá phòng cho thuê và một số dịch vụ khác cũng tăng theo.

Mặc dù chỉ số giá lương thực giảm 0,63% nhưng thực phẩm tăng 0,58% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09% do đó, chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng 0,26% trong tháng - đây là nhóm có quyền số lớn nhất trong 11 nhóm hàng thuộc rổ tính giá, chiếm tỷ lệ lên đến gần 40%.

Các nhóm hàng còn lại có mức tăng tương đối như đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,2%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%... Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%.

Nằm ngoài rổ tính CPI, chỉ số giá vàng trong tháng 7 tăng khá mạnh 1,38% trong khi chỉ số giá USD tăng 0,36%.

Bích Diệp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm