Bản tin trưa 15/4:

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh "mở tiệc" giữa thị trường "buồn hiu"

Mai Chi

(Dân trí) - Dòng tiền trong sáng nay chưa có sự cải thiện do tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Toàn thị trường có hơn 580 mã giảm giá, nhưng cổ phiếu khu vực sản xuất kinh doanh vẫn "đua xanh, tím".

"Xanh vỏ đỏ lòng"

VN-Index sáng nay rung lắc và giằng co căng thẳng, VN-Index có lúc về 1.465 điểm. Mặc dù phiên hôm nay, lượng hàng từ phiên giảm gần 27 điểm sẽ về tài khoản nhà đầu tư, tuy nhiên, áp lực bán lại không quá mạnh, nhờ đó chỉ số cuối phiên sáng đạt được trạng thái tăng 4,14 điểm tương ứng 0,28% lên 1.476,26 điểm.

VN-Index tăng nhưng VN30-Index lại giảm 4,42 điểm tương ứng 0,29%. HNX-Index nhích nhẹ 0,01 điểm và UPCoM-Index giảm 0,41 điểm tương ứng 0,36%.

Toàn thị trường có tới 583 mã giảm giá, 41 mã giảm sàn so với 411 mã tăng, 33 mã tăng trần.

Thanh khoản thấp

Sự thận trọng choán lấy tâm lý giới đầu tư khiến dòng tiền chảy vào thị trường nhỏ giọt. Giá trị giao dịch của HoSE sáng nay chỉ đạt 11.369,21 tỷ đồng, trong khi con số này trên HNX là 1.195,57 tỷ đồng và trên UPCoM là 602,26 tỷ đồng.

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến thị trường

Tác động tích cực

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 1

Tác động tiêu cực

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 2

Top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 3

Trên sàn HNX:

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 4

Top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 5

Trên sàn HNX:

Cổ phiếu sản xuất kinh doanh mở tiệc giữa thị trường buồn hiu - 6

Dòng tiền theo nhóm ngành

Dầu khí: PVS (95,6 tỷ đồng), PVD (63,6 tỷ đồng), BSR (60,8 tỷ đồng), PLX (40,4 tỷ đồng);

Hóa chất: DPM (223,1 tỷ đồng); DGC (193 tỷ đồng); PHR (185,1 tỷ đồng); DCM (142 tỷ đồng);

Tài nguyên cơ bản: HSG (128,3 tỷ đồng); NKG (75,4 tỷ đồng); PTB (55,6 tỷ đồng); KSB (42,7 tỷ đồng);

Thực phẩm và đồ uống: HAG (208,8 tỷ đồng); ASM (141,6 tỷ đồng); IDI (91,3 tỷ đồng); KDC (89,9 tỷ đồng);

Hàng cá nhân và gia dụng: TNG (208,2 tỷ đồng); TCM (154,2 tỷ đồng); GIL (72 tỷ đồng);

Bán lẻ: MWG (190,3 tỷ đồng); FRT (82,4 tỷ đồng); DGW (51,8 tỷ đồng);

Năng lượng: GAS (159,8 tỷ đồng); NT2 (18,1 tỷ đồng); CNG (16,9 tỷ đồng); QTP (13,5 tỷ đồng).