CMO OpenCommerce Group: Đừng bao giờ coi nhân viên là "bò sữa"
(Dân trí) - Trong ma trận Boston - BCG, có khái niệm "bò sữa" để chỉ những mặt hàng mang lại lợi nhuận nhưng không có khả năng phát triển. Tương tự trong quản trị nhân sự, cũng có khái niệm "bò sữa" nói về cách dùng người.
Coi nhân sự là "bò sữa" tức là tuyển người biết việc, dùng người theo đúng chuyên môn rồi không còn cần phát triển nhân sự nữa. Nói về quan điểm này, chị Hà Phương Anh, CMO OpenCommerce Group có những chia sẻ rất khác biệt.
"Nhiều người tưởng rằng đây là mô hình của các công ty lớn, các tập đoàn tỷ đô, nhưng thực tế, ngay cả các công ty lớn cũng phải tập huấn, nâng cao năng lực nhân sự, thậm chí là sinh ra các bộ phận, chức vụ mới để đáp ứng hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đều không nên coi nhân viên là "bò sữa". Nhân sự càng có không gian phát triển, doanh nghiệp càng linh hoạt và có khả năng tiến được xa".
Phát ngôn của CMO này được nhiều chuyên gia đồng tình. Thực tế, văn hóa công sở ở OpenCommerce Group cho thấy doanh nghiệp này luôn đặt con người lên vị trí trung tâm, coi đó là động lực cho sự phát triển doanh nghiệp.
Ưu tiên những người ham học hỏi
Muốn không có "bò sữa", thì đây là yếu tố bắt buộc trong việc "lọc" đầu vào nhân sự. Ham học hỏi là tố chất luôn được đánh giá cao, bất kể ở bộ phận nào trong doanh nghiệp.
"Học hỏi không phải chỉ là những kiến thức trong nghề, công nghệ mới, kỹ năng mềm; nó còn thể hiện rằng nhân sự có chí tiến thủ, mong muốn có trách nhiệm cao hơn trong công việc." CMO trẻ định nghĩa.
"Khi tuyển được người ham học hỏi, các chương trình đào tạo công nghệ, training kỹ năng của doanh nghiệp mới trở nên có ý nghĩa. Rèn được tinh thần ham học hỏi thành văn hóa, thì mọi trao đổi, công việc đều "trôi" do nhân sự luôn mong muốn sự cầu tiến".
Trên thực tế, OpenCommerce Group thường tổ chức các chương trình chia sẻ hàng tuần, đào tạo chuyên môn theo tháng và mời chuyên gia nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ phục vụ hoạt động kinh doanh.
Tuyển tướng từ quân nội bộ
Với nhiều doanh nghiệp, khi cần các vị trí quản lý, điều đầu tiên nghĩ tới là tuyển dụng nhân sự. Điều này không sai, nhưng cũng khiến các nhân sự làm việc có năng lực cảm thấy "chạnh lòng" khi nghĩ rằng mình không còn đất phát triển, dẫn tới việc không còn động lực học hỏi, tiến bộ.
Trước khi tuyển dụng từ bên ngoài, doanh nghiệp cần trao cơ hội cho nhân viên, đặc biệt là các vị trí quản lý hoặc các nhiệm vụ mới. Khi việc "tuyển tướng từ quân nội bộ" thành văn hóa, thì sẽ là "cú hích" lớn cho tinh thần cầu tiến của nhân sự.
Tại OpenCommerce Group, trong quá trình mở rộng và phát triển kinh doanh, công ty sẽ thành lập các nhóm dự án với Leader là các thành viên có năng lực. Ngược lại, nhân sự phát hiện ra cơ hội mới và nhận thấy bản thân có đủ khả năng, có thể đề xuất công ty nhận trách nhiệm cho dự án mới.
Không tồn tại văn hóa cấp trên - cấp dưới
Không có nhiều khoảng cách giữa sếp và nhân viên ở OpenCommerce Group, dù là trao đổi hay tranh luận đều diễn ra theo hướng 2 chiều tích cực. Điều này tốt cho cả 2 phía: Leader và thành viên trong team.
"Không có chuyện sếp luôn đúng và nhân viên phải mặc định "mọi ý kiến của sếp là không sai". Với các Leader mới, việc lắng nghe từ những người làm việc cùng là cách để tự phát triển khả năng lãnh đạo" - Chị Phương Anh tự hào chia sẻ.
Ở OpenCommerce Group, giao việc và trao quyền là yếu tố được đề cao. Các nhân sự tại đây, dù đang trong giai đoạn thử việc, đều được tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm một cách nghiêm túc. Tinh thần này được chính những Leader truyền tải nhằm khơi gợi, khích lệ tinh thần trách nhiệm trong các thành viên.
Chiến lược đặt con người làm trung tâm đã khiến OpenCommerce Group trở thành công ty công nghệ có mức tăng trưởng nhân sự 200% mỗi năm. Đây là điều mà ít doanh nghiệp đạt được trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.