1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Hà Nội:

"Chợ Thành Công mới sẽ đảm bảo mô hình chợ truyền thống"

(Dân trí) - Về sự việc tiểu thương chợ Thành Công phản đối chuyển đổi chợ thành Trung tâm thương mại trong mấy ngày qua, Bà Đặng Thị Bích Hằng - Trưởng Ban Quản lý chợ số 2 cho biết: “Chợ Thành Công mới vẫn phải đảm bảo mô hình chợ truyền thống”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Phí ngân hàng tròng cổ khách
* Chuyện lãnh đạo kiểu cha truyền con nối ở Fidelity
* Tại Đà Lạt, người Nhật trồng rau sạch có lãi, ta thì sao?
* Châu Âu không có nguy cơ bị chìm vào một cuộc suy thoái mới
* Nếu luôn phải tuân theo lời "sếp"
* Khai mạc kỳ họp QH ở nhà mới 7.000 tỉ đồng
* Bộ trưởng có quan tâm đến nhà ở dân nghèo không?

Bà có thể nói về hiện trạng chợ Thành Công?

Chợ Thành Công hoàn toàn do Quận đầu tư xây dựng, khác với một số mô hình chợ khác trên địa bàn Hà Nội là do các tiểu thương đóng góp. Chợ được xây dựng từ cách đây gần 20 năm. Hiện công trình đã xuống cấp khá nghiêm trọng, mái chợ bị dột nát, chân cột thép bị mối mọt, han rỉ, nền chợ, đường đi lại bị bong rộp, nứt nẻ, dây điện kéo nối tùy tiện, mất mỹ quan, không an toàn, dễ gây hỏa hoạn làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người.

Vậy các hộ tiểu thương ký hợp đồng như thế nào với Ban quản lý chợ để tiến hành hoạt động kinh doanh?

Hiện nay, các sạp hàng đang được Ban quản lý Chợ ký hợp đồng cho bà con tiểu thương thuê theo thời hạn 01 năm một theo mức giá quy định của Quận. Trong hợp đồng thuê cho ghi rõ: khi một trong hai bên có sự thay đổi như về giá cả, hoặc địa điểm kinh doanh... mỗi bên phải thông báo cho nhau 15 ngày để chuẩn bị.

Chợ Thành Công mới sẽ đảm bảo mô hình chợ truyền thống
Chợ Thành Công sẽ được xây dựng thành mô hình chợ mở như chợ truyền thống, thay vì rập khuôn theo mô hình TTTM?

Nếu vậy việc thay đổi địa điểm kinh doanh hay xây mới chợ có phải được tiểu thương đồng ý hay không?

Về nguyên tắc việc quyết định xây mới hay phát triển chợ như thế nào hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Quận chứ không phải từ phía các tiểu thương. Tuy nhiên, bởi vì bà con tiểu thương là những chủ thể đang kinh doanh tại chợ nên chúng tôi hết sức lắng nghe, tham khảo ý kiến, nguyện vọng với mong muốn nhận được sự đồng thuận của bà con tiểu thương trước khi đưa ra phương án xây dựng chợ mới, nhằm hài hòa giữa lợi ích của các hộ kinh doanh trong chợ với các quy định về xây mới, chỉnh trang, đảm bảo văn minh đô thị.

Là Trưởng Ban quản lý chợ, bà có trực tiếp tham gia cuộc họp nào về việc xây dựng chợ mới không và ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?

Chúng tôi cũng được tham gia một số cuộc họp để đóng góp ý kiến xây dựng chợ mới. Theo tôi, phương án kiến trúc chợ mới đang được xem xét đảm bảo tối đa mô hình chợ truyền thống. Đó là mô hình chợ mở với thiết kế mặt tiền hoàn toàn thông thoáng, bà con có thể đi xe đạp, xe máy vào chợ để mua hàng chứ không phải gửi xe như các mô hình chợ đã chuyển đổi trước đây. Như vậy chợ mới sẽ được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch và nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của người dân.

Theo như bà nói thì việc xây dựng chợ mới là rất nên. Vậy tại sao các hộ tiểu thương lại phản ứng như vậy?

Tôi nghĩ tâm lý của tiểu thương thường không muốn thay đổi địa điểm kinh doanh vì đã quen chỗ ngồi, quen khách mua. Mặt khác bà con nghĩ chính quyền sẽ phá bỏ hoàn toàn chợ truyền thống để xây dựng thành trung tâm thương mại, trong khi các mô hình chuyển đổi trước đây đang có nhiều bất cập và không hiệu quả nên bà con lo lắng.
 
Tuy nhiên, yêu cầu của UBND Quận cũng như Ban quản lý chợ khi làm việc với Chủ đầu tư xây dựng Chợ - TTTM Thành Công mới là phải ưu tiên mô hình chợ truyền thống, chợ dân sinh. Các ý kiến này đều được Chủ đầu tư ghi nhận và đưa vào phương án thiết kế chợ mới.

Vậy tại sao Ban quản lý chợ không tổ chức họp dân để thông báo cho bà con tiểu thương rõ về việc chuyển đổi sang chợ mới?

Vì phương án thiết kế vẫn đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục và chờ phê duyệt, chưa có quyết định nên chúng tôi chưa thông báo tới bà con tiểu thương. Để có được phương án thiết kế thì chủ đầu tư phải tiến hành khoan khảo sát địa chất tại công trình. Sau khi phương án thiết kế được phê duyệt Quận sẽ thông báo xuống cho Ban và Ban sẽ thông báo tới bà con tiểu thương về phương án di dời sang chợ tạm, thời gian xây dựng chợ mới, cũng như các chính sách khác.

Việc Chủ đầu tư dự án tổ chức đưa máy móc, thiết bị vào chợ ngày 14/10 phía Ban Quản lý chợ cho biết trước hay không?

Việc chủ đầu tư đưa thiết bị máy móc vào là nhằm mục đích khoan khảo sát địa chất trên cơ sở sự đồng ý của UBND Quận và sự cho phép của chúng tôi. Trước khi tiến hành, Chủ đầu tư cũng đã họp bàn với Ban Quản lý chợ để lập kế hoạch tiến hành khoan khảo sát đồng thời xác định phương án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh tại vị trí đặt hố khoan. Ngày 14/10/2014, Ban quản lý chợ số 2 đã tổ chức họp với bà con tiểu thương đang kinh doanh tại vị trí đặt hố khoan khảo sát để thông báo về kế hoạch khoan khảo sát.

Hiện nay bà con tiểu thương đang rất quan tâm đến giá cả thuê gian hàng tại chợ mới. Bà có thể nói gì về vấn đề này?

Đúng là hiện nay, nhiều hộ kinh doanh trong chợ lo lắng việc huy động vốn từ doanh nghiệp để xây dựng chợ mà không sử dụng vốn Nhà nước sẽ dẫn tới tình trạng độc quyền kinh doanh, tiểu thương bị áp giá thuê mặt bằng cao. Tuy nhiên, việc này, bà con tiểu thương có thể yên tâm, bởi cho dù là nhà nước đầu tư hay xã hội hoá thì giá thuê mặt bằng ở Chợ - TTTM Thành Công mới đều sẽ được áp dụng theo đúng quy định của Sở Tài Chính. Nói cách khác, việc thu phí diện tích chỗ ngồi kinh doanh ở Chợ - TTTM Thành Công mới sẽ được Sở Tài chính thẩm định trước khi bàn hành chính thức, theo đúng quyết định số 34 năm 2009 của UBND TP Hà Nội về việc thu phí chợ trên địa bàn TP Hà Nội.

Song Hà - Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm