Chiều nay, 2,1 tấn vải thiều Lục Ngạn lên máy bay sang Mỹ

(Dân trí) - Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, chiều nay (30/5), sau khi hoàn tất việc xử lí bằng phương pháp chiếu xạ, lô hàng 2,1 tấn vải thiều xuất khẩu đầu tiên sẽ được đưa sang Mỹ bằng đường hàng không.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, sau khi thị trường Mỹ và Úc đồng ý cho nhập khẩu vải thiều trong nước, UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã quy hoạch vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global - Gap và tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ - châu Âu với tổng diện tích 60,38 ha tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Phía Mỹ cũng đã xây dựng, cấp 6 mã vùng sản xuất vải nhập khẩu.

Hiện nay, hầu hết vải thiều sớm của bà con tại vựa vải Lục Ngạn đều đã chín và được người dân thu hoạch rộ. Theo những người dân tại xã Tân Mộc, Lục Ngạn, trung bình mỗi ngày người dân trong xã thu hoạch và tiêu thụ khoảng 30 tấn quả vải.

Niềm vui của bà con xã Tân Mộc trong ngày thu hoạch vải xuất Mỹ.
Niềm vui của bà con xã Tân Mộc trong ngày thu hoạch vải xuất Mỹ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chính phủ “nhắm” tăng trưởng kinh tế 2016 vượt 6,5%

Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu

Hai đại gia có thú chơi máy bay...lôi nhau ra đòi nợ giữa phố

Gạo Việt Nam gặp khó với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình 300 tỷ nứt toác sau 1 trận mưa: Chưa đánh giá kỹ địa chất

Sacombank tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua kế hoạch M&A

 Diện tích vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 16.280 ha với sản lượng dự kiến là trên 90.000 tấn. Trong đó, có 1.750 ha vải chín sớm với sản lượng ước đạt 7.000 tấn, đây là giống vải cho quả to hơn vải thiều chính vụ, chín đỏ đẹp và chất lượng hơn.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết: Như đã cam kết với người dân, ngày 28/5, một công ty tại TPHCM đã đến xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để thu mua vải để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trước mắt, công ty này thu mua 2,1 tấn vải thiều sớm giống U hồng từ 9 hộ dân tại xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn với giá 30 nghìn đồng/kg, cao hơn 10 nghìn đồng/kg so với giá thị trường. 

Ngay sau khi thu mua, họ tiến hành đóng hàng theo quy trình rồi đưa vải ra thẳng sân bay Nội Bài để vận chuyển vào TPHCM chiếu xạ.

Công ty đến thu mua vải ngay tại vườn của bà con.
Công ty đến thu mua vải ngay tại vườn của bà con.

“Đây mới chỉ là bước “khai thông thị trường”, chuyến hàng đầu tiên đưa quả vải Việt sang thị trường khó tính ở bên kia bán cầu. Khoảng 10h sáng nay (30/5), lô vải 216 thùng đầu tiên đã được chiếu xạ xong tại TP HCM, hiện công ty trên đang hoàn tất công tác chuẩn bị để đưa quả vải thiều Việt Nam ra sân bay và đi thẳng sang Mỹ. 

Dự kiến, đến 10h sáng 1/6, vải thiều Lục Ngạn sẽ được bán trên thị trường Mỹ. Chi phí vận chuyển và chiếu xạ đều do phía công ty chịu trách nhiệm”.

Phía công ty này cũng cho biết, hiện trên thị trường Mỹ đang bán hai loại vải thiều của Trung Quốc và Mexico. Nhưng vải thiều Việt Nam được họ đánh giá cao hơn so với cùng loại trên thị trường.

Việc đóng gói vải xuất khẩu phải theo quy trình chặt chẽ.
Việc đóng gói vải xuất khẩu phải theo quy trình chặt chẽ.
Việc đóng gói vải xuất khẩu phải theo quy trình chặt chẽ.

“Việc tiên phong đưa quả vải thiều xuất khẩu sang Mỹ sẽ khẳng định thương hiệu nông sản “sạch” của Việt Nam trên những thị trường khó tính, từ đó sẽ phát triển vựa vải một cách bền vững. Sau khi lô hàng xuất khẩu đầu tiên được thu mua, đã có hàng chục thương lái Trung Quốc đến địa phương để theo dõi sát sao và quan tâm đến vùng vải Lục Ngạn. Có thị trường cạnh tranh thì vụ vải năm nay của bà con ăn chắc sẽ “được mùa” và “được giá”. 

Hiện nay đã có những Việt kiều, doanh nghiệp sẵn sàng kí cam kết thu mua với người dân ngay lập tức, nhưng huyện vẫn ưu tiên cho những đơn vị đã đăng ký để kí hợp đồng trước”.

Theo Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, mặc dù lô hàng vải thiều đầu tiên được xuất sang Mỹ với số lượng ít, nhưng để đặt chân sang đến thị trường khó tính như Mỹ đã là điều rất thành công. Hiện tại, giá vải “sạch” đã được đẩy lên cao hơn 10% so với giá thị trường, với số lượng hàng trăm nghìn tấn thì tổng thu năm nay của bà con sẽ cao hơn rất nhiều so với trước.

Việc đóng gói vải xuất khẩu phải theo quy trình chặt chẽ.

Theo dự kiến, ngày 10/6, một công ty khác cũng đến thu mua vải thiều để đưa vào TPHCM chiếu xạ, sau đó đưa sang thị trường Anh. Trước đó, công ty này đã đặt hàng thu mua 130 tấn vải chính vụ từ toàn bộ 17 hộ dân tại vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Global - Gap.

Xuân Thái


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”