1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Chiến lược phát triển bền vững của TCP Việt Nam

Tiến Thịnh

(Dân trí) - TCP Việt Nam gia tăng hiệu quả sản xuất, song chú trọng nâng tỷ lệ tái chế và giảm rác thải nhựa ra môi trường.

Doanh nghiệp trong nền kinh tế tuần hoàn - phát triển kinh tế song hành cùng trách nhiệm với môi trường

Đi cùng với sự gia tăng của biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường, kinh tế tuần hoàn trở thành một xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp bởi tính bền vững mà mô hình đó mang lại. Có thể thấy, lợi ích lớn nhất chính là giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực từ quy trình sản xuất, kinh doanh đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất. Cứ như thế, vòng tuần hoàn khép kín biến rác thải trở nên có ích thay vì có hại cho môi trường như quy trình sản xuất cũ.

Hiện nay, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới: Hà Lan, Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản... Tại Việt Nam, từ sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26), kinh tế tuần hoàn không còn là khái niệm mang tính khuyến khích mà đã trở thành định hướng của Chính phủ với các chương trình hành động cụ thể. Ngày 28/6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo đó, các doanh nghiệp sở hữu chuỗi dây chuyền sản xuất và kinh doanh chính là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, thách thức đặt ra là sự đầu tư vào hệ thống sản xuất quy mô và phức tạp, sự đồng tâm của một tâm thể để cùng nhau đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững cùng môi trường.

Là một trong những tập đoàn nước giải khát hàng đầu Thái Lan, TCP cho biết đã luôn đặt trọng tâm vào sự phát triển bền vững, hài hòa, đóng góp tích cực cho môi trường, đặc biệt là các nước ở tại mà tập đoàn đang hoạt động kinh doanh, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, trong giai đoạn năm 2022-2024, TCP đặt mục tiêu trung hòa carbon trong tất cả các hoạt động vận hành trước năm 2050, hướng đến sản xuất bao bì tái chế 100%, gia tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu sử dụng nước, cung cấp nước cho môi trường và cộng đồng nhiều hơn.

Chiến lược phát triển bền vững của TCP Việt Nam - 1
CEO tập đoàn TCP - ông Saravoot Yoovidhya trong chuyến thăm gần nhất, nhấn mạnh Việt Nam là thị trường trọng điểm của TCP cả về kinh doanh lẫn các hoạt động phát triển bền vững (Ảnh: TCP).

Hiện thực hóa sứ mệnh thông qua sự chung tay cùng cộng đồng cho một môi trường không rác thải

Nhắc đến kinh tế tuần hoàn không thể không nhắc đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) - đây được xem là động lực chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Chính vì thế, ngay khi mô hình EPR theo phương thức tự nguyện đã chuyển sang hình thức bắt buộc với các quy định chi tiết về tỷ lệ và quy trình tái chế đối với mỗi sản phẩm, tập đoàn TCP đã bắt tay vào hành động để tăng tỷ lệ tái chế và giảm rác thải nhựa ra môi trường.

Theo đó, công ty công ty đã triển khai hợp tác cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và VietCycle (VCC) xây dựng ý tưởng dự án thí điểm về việc thực hiện EPR tại Việt Nam.

Dự án được thiết kế để thử nghiệm tính khả thi của mô hình từ việc thu gom, phân loại bao bì sản phẩm mà công ty đang sử dụng bao gồm lon nhôm, chai nhựa và bìa carton. Sau đó, chuyển giao cho các doanh nghiệp tái chế chuyên nghiệp để thực hiện tái chế. Hoạt động này được kỳ vọng sẽ đáp ứng song song 2 mục tiêu: gia tăng hiệu quả sản xuất đồng thời đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường với việc các loại bao bì sản phẩm, phù hợp với nghị định mới về EPR tại Việt Nam.

Chiến lược phát triển bền vững của TCP Việt Nam - 2
Buổi làm việc giữa TCP Việt Nam, IUCN và VCC để triển khai dự án tái chế (Ảnh: TCP).

Ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc TCP Việt Nam chia sẻ: "Định hướng các hoạt động phát triển của TCP Việt Nam thống nhất theo 3 chiến lược chính: hoàn thiện - tiếp năng lượng thương hiệu; phát triển - tiếp năng lượng để phát triển; quan tâm - tiếp năng lượng cho môi trường. Trong đó, với chiến lược quan tâm - tiếp năng lượng cho môi trường, TCP Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào việc củng cố và phát triển các sáng kiến bảo vệ môi trường bền vững tại Việt Nam".

"Thông qua dự án thu gom TCP Việt Nam hợp tác cùng IUCN và VietCycle, chúng tôi kỳ vọng sẽ đảm bảo việc theo dõi các vật liệu đã thu gom, phù hợp với nghị định mới về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam", ông Nguyễn Thanh Huân nhấn mạnh.