Chiếc thẻ ngân hàng dần chiếm vị trí quan trọng trong ngăn ví người dùng

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chỉ riêng trong năm 2013 đã có tới gần 12 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, điều này phần nào chứng minh sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

Chiếc thẻ ngân hàng dần chiếm vị trí quan trọng trong ngăn ví người dùng
FE Credit trao quà cho khách vay thứ 300.000
 
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm qua, cả nước đã có hơn 66,2 triệu thẻ ngân hàng, một con số đáng kể so với dân số 90 triệu dân cả nước. So với cuối năm 2012, số thẻ ngân hàng đã tăng 11,92 triệu, tương đương gần 22%.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* [VIDEO] Châu Âu đau đầu tìm giải pháp chống gian lận thất nghiệp

* Trung Quốc nổi giận với Malaysia về tiến độ tìm kiếm máy bay

* Mỹ điều tàu khu trục thứ 2 tới Biển Đông tìm máy bay mất tích

* Chênh lệch giá vàng lại xuống thấp nhất gần 2 năm

Tính theo phạm vi thanh toán, thẻ nội địa chiếm đại đa số với 59,87 triệu thẻ, tăng hơn 19% so năm 2012. Thẻ quốc tế dừng ở mức 6,34 triệu thẻ, nhưng so với năm 2012 đã tăng 57,3%.

Cũng theo cơ quan điều hành tiền tệ này, nếu phân loại theo nguồn tài chính thì đến cuối năm 2013, số thẻ ghi nợ đạt mốc 61,11 triệu thẻ, tăng 10,22 triệu thẻ (tương đương 20%) so với năm 2012. Số thẻ tín dụng là 2,43 triệu, tăng 50% và thẻ trả trước là 2,67 triệu, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ 2012.

Các con số cho thấy, việc sử dụng thẻ thanh toán thaycho tiền mặt đang ngày một phổ biến, và dần trở thành xu hướng được số đông chấp nhận ở Việt Nam. Đặc biệt, việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng, vốn còn rất tiềm năng ở Việt Nam, đã có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua.

Có thể lấy ví dụ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chỉ trong hơn 3 năm từ cuối năm 2010 đến nay dịch vụ tín dụng tiêu dùng FE Credit của ngân hàng này đã thu hút hơn 300.000 khách hàng. Chỉ trong năm 2013, số người sử dụng dịch vụ thẻ này đã tăng 100%. Hệ thống tư vấn bán hàng của FE Credit đã phủ tới trên 58 tỉnh thành với hơn 2.000 điểm cho vay mua xe máy, 300 điểm cho vay mua hàng gia dụng, với đội ngũ gần 7.000 nhân viên.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 3 năm ngày ra đời dịch vụ tín dụng tiêu dùng và phát hành thẻ này vào ngày 7/3 vừa qua, ông Kalidas Ghose – Giám đốc Khối Tín dụng Tiêu dùng FE Credit của VPBank cho biết: “Mục tiêu trong năm 2014 của FE Credit vẫn là tập trung phát triển các sản phẩm mới đa dạng, có tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Một trọng tâm khác của chúng tôi chính là việc mở rộng và phát triển thêm nhiều kênh phân phối mới để các sản phẩm có thể dễ dàng đến với khách hàng hơn nữa. Ngoài ra, mục tiêu của FE Credit là luôn duy trì và phát triển các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, tiêu chuẩn quốc tế dành cho các khách hàng”.

Thực tế, xu hướng sử dụng các dịch vụ thẻ đã được các ngân hàng nắm bắt và đón đầu khá mạnh mẽ trong những năm qua, bằng chứng là các liên minh thẻ đã thu hút hầu hết các ngân hàng gia nhập.

Theo một chuyên gia lĩnh vực này, sức mạnh ở các thẻ nằm ở tính linh hoạt, thiết thực và việc các ngân hàng thiết kế dịch vụ của mình đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của người dùng cũng như tính linh hoạt, đa dạng trong hoạt động thanh toán.

Cũng theo ông Kalidas Ghose, năm 2014 FE Credit sẽ triển khai đẩy mạnh cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ giải ngân (disbursement card). Điều này có nghĩa, trong trường hợp khách hàng quá bận rộn, không thể đến văn phòng để nhận tiền vay vốn, hai sản phẩm thẻ này sẽ giúp cho khách hàng nhận tiền nhanh chóng hơn, khách hàng có thể rút tiền tại bất cứ nơi nào.

Các dịch vụ thẻ đang ngày một "đi sâu" vào cuộc sống, ngoài các chức năng cơ bản như rút tiền tại các cây ATM, hay thanh toán các sản phẩm, dịch vụ tại các điểm POS, còn hướng tới các sản phẩm chuyên biệt như cho vay mua xe trả góp, vay tiêu dùng cá nhân trả góp, vay mua hàng gia dụng trả góp...

Theo một số liệu độc lập của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán lên tới 39%, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ này năm 2012.

Tuy nhiên, cũng theo thống kê này, hình thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng vẫn chiếm phổ biến đến 94%. Các hình thức khác như thanh toán qua ví điện tử và thẻ cào lại chưa có sự chuyển biến rõ nét.

Điều đó phần nào cho thấy, mặc dù nhu cầu và xu hướng chuyển dịch từ việc thanh toán tiền mặt sang thẻ là tất yếu trong một xã hội đang phát triển như Việt Nam, nhưng cuộc cạnh tranh làng thẻ luôn cần những dịch vụ sáng tạo, hướng tới sự tiện dụng và đáp ứng nhu cầu thiết thân của khách hàng.

H.San

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước