Chi tiền tỷ cho phim quảng cáo: Doanh nghiệp có đang “ném tiền qua cửa sổ”?

(Dân trí) - Theo khảo sát từ Nielsen, 63% người tiêu dùng tin tưởng vào quảng cáo truyền hình và chỉ có hơn 40% thừa nhận họ tin vào quảng cáo trực tuyến. Điều này cho thấy việc các nhãn hàng “phóng tay” chi hàng tỷ đồng vào TVC là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, họ nhận lại được gì từ những sản phẩm có giá trị 9 con số 0 này?

Chi tiền tỷ cho phim quảng cáo: Doanh nghiệp có đang “ném tiền qua cửa sổ”? - 1

TVC (Television Commercials) là một loại hình quảng cáo giới thiệu những sản phẩm thương mại hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình. Thể loại quảng cáo này có sức lan toả rộng và chạm tới được nhiều nhóm khán giả đa dạng do không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả mà TVC đem lại chính là chuỗi quảng cáo chiếu ti vi của Điện máy Xanh vào năm 2017, 2018 vừa qua.

Thông điệp đơn giản lồng ghép trong cách thể hiện vui nhộn, mới lạ đã tạo nên “cơn sốt” cho người tiêu dùng. Trong lần phát biểu trước báo giới gần đây, CEO Điện máy Xanh – Ông Nguyễn Đức Tài tiết lộ kế hoạch quảng cáo, xây dựng thương hiệu Điện máy Xanh đã ngốn hàng trăm tỷ đồng trong 4 tháng cuối năm 2017. Cũng nhờ sự chịu chi đó, doanh số của Điện máy Xanh tăng khoảng 250% so với các tháng trước.

Có thể thấy, TVC mang tới sức lan toả thương hiệu mạnh mẽ, đặc biệt là với những quảng cáo được đầu tư về cả chi phí lẫn nội dung, kế hoạch truyền thông. Mỗi hình ảnh, câu từ, âm thanh đều truyền đi thông điệp về sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhãn hàng rõ nét hơn trong lòng khán giả. Mặc dù vậy, không phải cứ “chịu chi” là “thắng lớn”! Bên cạnh ngân sách khổng lồ đổ vào sản xuất, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nội dung, về hình thức truyền tải thông tin để phù hợp với tập khách hàng mục tiêu.

Đã qua rồi cái thời quảng cáo dài 2 tới 3 phút, kể về một câu chuyện lê thê và sản phẩm chỉ lấp ló đâu đó trong những khung hình. Với mức chi phí đặt quảng cáo truyền hình đắt đỏ như hiện nay, doanh nghiệp cần khai thác trực diện vấn đề và tạo ấn tượng qua hình ảnh, âm thanh đi kèm. Đặc biệt, TVC còn phải tận dụng được những xu hướng phim ảnh hiện nay, áp dụng những công nghệ 4.0 thức thời để không đi lùi so với sự phát triển của quảng cáo thế giới.

Trong nửa năm trở lại đây, dòng phim siêu anh hùng dần dần vươn lên vị trí hoàng kim. Đó cũng là một thách thức dành cho phim quảng cáo Việt. Khi khán giả đã quá quen với hình ảnh 3D sống động hay kỹ xảo CGI (Computer-generated imagery– tạm dịch là công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính), liệu họ có còn chú ý tới những cảnh quay thông thường và quen thuộc không? Đây là lúc TVC được đẩy lên một tầm cao mới. Vẫn là sản phẩm đó, vẫn là thông điệp đó nhưng chúng được xử lý thật khéo léo với hiệu ứng tinh xảo, đồ hoạ đẹp mắt. Không chỉ hợp thị hiếu khán giả, quảng cáo thế hệ mới này cũng sẽ được kỳ vọng đem lại sự lan toả rộng khắp và khả năng quy đổi lợi nhuận dồi dào.

Nếu như năm 2017 và 2018, Điện máy Xanh đã dành được tiếng vang lớn thì trong năm 2019 này, chắc chắn người tiêu dùng sẽ cảm thấy ấn tượng với TVC của thương hiệu quạt điều hòa Boss đang được phát sóng trên các kênh truyền hình.

Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=0yHx738G-Hs

Là thương hiệu Quạt điều hoà sản xuất tại Thái Lan, Boss “chào sân” thị trường Việt Nam vào tháng 6 này với một TVC được đầu tư cả về nội dung và kinh phí thực hiện. Điều này cũng cho thấy tiềm lực lớn mạnh của Boss cũng như sự đầu tư công phu để sở hữu những TVC nổi bật hơn so với TVC quen thuộc hiện nay.

Theo đại diện của Boss tại Việt Nam, TVC không chỉ là công cụ truyền thông mà còn là lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng. Ông Nguyễn Đăng Tuấn Anh - giám đốc kinh doanh cũng kỳ vọng về kết quả kinh doanh khả quan sẽ thu lại được sau kế hoạch truyền thông tại Việt Nam trong thời gian tới 

Tham khảo thêm thông tin tại:

Website: http://btpholdings.com.vn/