1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

"Chặn đường" ăn vặt của nhân viên thuế

Rất nhiều người còn nhớ nhận định gây sốc của Bộ trưởng Bộ Tài chính: "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Nỗ lực cắt giảm và công khai thủ tục chính là cách tốt nhất để loại bỏ tiếng ’ăn vặt’ của ngành thuế.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Giảm hơn gần 300 giờ, cắt bỏ hàng loạt thủ tục giấy tờ và thông thoáng hơn trong các quy định áp thuế khiến cho ngành thuế năm nay ghi dấu ấn cải cách lớn. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự đến đâu sẽ còn phải trông chờ ở việc thực hiện trong năm 2015.

Bỏ 1 cột , tiết kiệm cả tỷ USD

Tháng 3, Chính phủ đã yêu cầu ngành thuế và bảo hiểm xã hội phải làm sao giảm số giờ từ 872 giờ xuống chỉ còn mức 171 giờ, đảm bảo mục tiêu Việt Nam đứng thứ trung bình trong ASEAN-6 vào năm 2015.

Trong khoảng 701 giờ phải giảm đó, ngành thuế chiếm hơn một nửa với 537 giờ, bảo hiểm xã hội là 335 giờ. Theo sự "phân công" của 2 ngành, ngành thuế chịu trách nhiệm "xử lý" 415,5 giờ, để người nộp thuế chỉ còn mất 121,5 giờ. Ngành bảo hiểm xã hội phải "lo" 285,5 giờ, giảm xuống chỉ còn "tốn" mất 49,5 giờ.

Tư vấn thuế tại Vĩnh Phúc

Tư vấn thuế tại Vĩnh Phúc

5 tháng sau đó, ngày 25/8, tháng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119 để sửa đổi tới 8 Thông tư liên quan đến thuế, gỡ bỏ hàng loạt thủ tục với dự kiến sẽ giảm được 201,5 giờ nộp thuế. Các quy định mới này đã thực hiện từ 1/9.

2 tháng tiếp theo, ngày 10/10, Thông tư 151 được ban hành đã tiếp tục nới lỏng điều kiện doanh nghiệp kê khai theo quý... đã giúp doanh nghiệp giảm tiếp 88,36 giờ, đưa tổng số giờ nộp thuế được giảm tính đến cuối năm 2014 là tới 289,86 giờ.

Trong đó, chỉ riêng việc sửa đổi biểu mẫu tờ khai, giấy nộp thuế đã giúp cho doanh nghiệp giảm tới 194 giờ, tương ứng tới 36% tổng thời gian nộp thuế trước đó. Những sửa đổi này đôi khi rất đơn giản là bỏ đi vài cột, dòng... không còn cần thiết trong bảng kê.

Đặc biệt, số lần giảm thuế chắc chắn sẽ giảm từ 32 lần xuống chỉ còn 1 lần. Bởi tính đến tháng 12, đã có 95% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử.

Lãnh đạo Tổng Cục Thuế chia sẻ, các doanh nghiệp tốn thời gian nhất là ở khâu chuẩn bị.

Ví dụ với thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam thường phải rà soát tỉ mỉ các hoá đơn đầu ra, đầu vào, nhập các thông tin chưa có vào phần mềm kế toán, ghi chép, điều chỉnh...

Còn ở Thái Lan, quốc gia này chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp không phải thực hiện bảng kê hóa đơn. Các hóa đơn bán hàng ở đây đều được chuyển qua đường điện tử về cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ quan thuế được khai thác, sử dụng từ đó. Camphuchia cũng không thực hiện bảng kê hóa đơn và chỉ căn cứ kết quả hạch toán kế toán để tính thuế giá trị gia tăng.

Ông Olin Mc Gill, chuyên gia của USAID Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tính toán, mức lương hiện nay của kế toán ở Việt Nam là 23.456 đồng/giờ/người. Với khoảng 400.000 doang nghiệp đang hoạt động và có đóng góp thuế, tổng chi phí của tất cả người nộp thuế ở Việt Nam là 9,8 ngàn tỷ đồng.

Sau khi giảm 178 giờ, từ 1.050 giờ năm 2010 xuống 872 giờ kể từ năm 2013, Việt Nam tiết kiệm được chi phí 1,7 ngàn tỷ đồng. Nếu giảm 701 giờ theo Nghị quyết 19, tổng chi phí có thể tiết kiệm được sẽ lên tới 6,6 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, mọi ước tính trên mới chỉ là giả định. Điều quan trong hơn cả là tính thực thi sẽ thể hiện ra sao trong năm 2015. Đặc biệt, đây cũng là năm ngành thuế vẫn còn 125,94 giờ cần xử lý cho người nộp thuế.

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2015, Việt Nam vẫn tụt hạng tới 6 bậc với thời gian nộp thuế vẫn đứng nguyên. Bà Victoria KwaKwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã bày tỏ, các nỗ lực cải cách sẽ được ghi nhận trong báo cáo môi trường kinh doanh vào năm tới, 2016.

Cởi trói cho doanh nghiệp

Cùng với cuộc cải cách rốt ráo trên, một bộ luật mới điều chỉnh tới 5 Luật đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần đây là Luật sửa đổi các Luật liên quan đến thuế. Các doanh nghiệp theo đó được cởi trói rất nhiều trong tất cả các khâu, từ cách thức nộp thuế cho đến khấu từ, hoàn thuế...

Ví dụ như từ 1/1/2015, thuế chuyển nhượng chứng khoán và bất động sản của các cá nhân đã thống nhất một hình thức nộp thuế thay vì 2 phương thức trước đây. Trong đó, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán chịu một mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần, người nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng chỉ chịu một mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng từng lần.

Cắt giảm và công khai để giảm tiêu cực thuế.

Cắt giảm và công khai để giảm tiêu cực thuế.

Đặc biệt, điểm khiến nhiều doanh nghiệp kêu ca nhiều nhất từ nhiều năm nay là chi phí khuyến mại, quảng cáo... đã được gỡ bỏ hoàn toàn.

Kể từ năm 2015, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức khống chế 15% trên tổng chi phí để được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Việc cởi bỏ mức trần chi quảng cáo này chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp được lợi rất nhiều vì sẽ được hạch toán số chi thật, giảm mức nộp thuế.

Bộ Tài chính đã tính toán, tổng giá trị thuế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân năm 2015 ước khoảng 3.900-4.000 tỷ đồng và mỗi năm, Quỹ hoàn thuế thuế giá trị gia tăng sẽ tăng chi 1.300 tỷ đồng.

Song, Bộ này cũng đã khẳng định, ngân sách có thể chỉ giảm thu trước mắt nhưng sẽ tăng trong trung và dài hạn. Những sửa đổi trên sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ông Bùi Văn Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế giãi bày, ”tinh thần của ngành thuế giờ thay đổi. Nếu trước đây, cơ quan quản lý thuế chỉ suy nghĩ tạo điều kiện thuận lợi cho mình, đẩy khó cho doanh nghiệp thì giờ phải ngược lại, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao tính trách nhiệm hơn".

Còn nhớ, điều gây sốc nhất của ngành thuế năm 2014 là câu nói của Bộ trưởng Bộ Tài chính "nhiều cán bộ thuế ăn vặt". Với việc đơn giản hoá nhiều thủ tục, hạn chế giao dịch giữa người với người, sự minh bạch, công khai được tăng cường thì chắc chắc, sẽ không còn đất sống cho tiêu cực như vậy.

Năm 2015, toàn ngành thuế đã có kế hoạch tổng thể để tiếp tục rút ngắn gần 125 giờ nộp thuế, đảm bảo mục tiêu của Chính phủ giao.

Theo Phạm Huyền
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”