Cấm bán bia vỉa hè: “Bắt không đúng bệnh là phản tác dụng”

(Dân trí) - Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh bia, rượu vừa được đưa ra lấy ý kiến, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu và nước giải khát Việt Nam khẳng định: Nếu bắt không đúng bệnh sẽ phản tác dụng và nhờn luật.

Trước thông tin Dự thảo Nghị định sản xuất, kinh doanh rượu bia có đề xuất việc cấm bán bia ở vỉa hè, bán bia cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú là hành vi vi phạm luật của Bộ Công Thương, PV Dân trí đã có cuộc phỏng vấn với PGS TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA) về vấn đề này.

Chủ tịch Hiệp hội bia rượu và nước giải khát việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt
Chủ tịch Hiệp hội bia rượu và nước giải khát việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Chủ tịch Hiệp hội bia rượu: “Bắt không đúng bệnh là phản tác dụng”
* Vụ “Gần 100 lao động Việt Nam sống cùng cực tại Belarus vì bị nợ lương”: Về nước hay ở lại đều khổ!
* Chính thức mở cơ chế vay và cho vay chứng khoán
* Thị trường thẻ duy trì tỷ lệ tăng trưởng 2 con số
* Samsung xin ga bay riêng: Chuyện hậu ưu đãi đang làm quá kém

Thưa ông, một số quy định cấm trong dự thảo Nghị định sản xuất, kinh doanh bia sắp tới của Bộ Công thương đang lấy ý kiến có phù hợp với thực tiễn hay không?

Quy định cấm bán bia tại vỉa hè có văn minh và tiến bộ nhưng cũng cần xem xét vỉa hè nào là phù hợp cấm và nơi nào cần cho phép kinh doanh. Rất nhiều nơi bia vỉa hè có tính truyền thống của cư dân địa phương và cả du khách quốc tế ưa thích tại sao lại cấm?. Khi người dân ưa thích thì chắc chắn nó có ưu điểm và đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Ý tưởng kinh doanh bia đường phố đã có ở nhiều nước như Đức, Hàn Quốc nhưng được sự quản lý rất nghiêm của cơ quan chức năng.

Sự xuất hiện như nấm sau mưa các hàng quán vỉa hè tại các dãy phố do chúng ta chưa quản lý chặt chẽ về an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh. Theo tôi cần sàng lọc lại và đưa ra quy định kinh doanh phù hợp, không đưa ra quy định chung cho tất cả như vậy.

Bán bia cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú sẽ bị xử phạt là việc đẩy khó cho người kinh doanh và thiếu thực tế bởi người kinh doanh, bán hàng không phải là người kinh doanh thông thái có thể “nhìn mặt bắt hình dong” được. Thiết nghĩ nên cấm trẻ em, quá 22h đêm không được mua sẽ phù hợp hơn lệnh cấm trên.

Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương đã thống nhất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia lên 65% từ tháng 7/2015, theo ông đây có thể coi là biện pháp để giảm lạm dụng rượu bia của người Việt Nam?

Tháng 7/2015 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia sẽ tăng lên theo đề xuất của Bộ Tài Chính và Bộ Công thương đã được tăng từ 50% hiện nay lên 65%. Đây là bước tiếp theo để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các DN rượu bia và chắc chắn các DN sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh tiêu dùng trong nước đang giảm, sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng bia ngoại và đặc biệt là bia nhập khẩu. Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ và tới đây là Quốc Hội cần xem xét cho kỹ để ổn định tâm lý doanh nghiệp và giữ được nguồn thu cho tốt. Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và ổn định doanh nghiệp  sản xuất, kinh doanh.

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp hành chính tiến bộ mà các nước đang làm nhưng cho đây là biện pháp chính để chống lạm dụng bia rượu của người tiêu dùng thì không phải. Cần xem xét đến các loại bia, rượu người dân tự sản xuất và điều kiện được phép kinh doanh rượu bia như thế nào. Hàng loạt cửa hàng bia vỉa hè được mở không có sự quản lý khiến tình trạng lạm dụng trở nên nhức nhối hơn. Trong khi đó, ở các nước khác, điều kiện kinh doanh rượu bia, mua bán rượu bia rất ngặt nghèo.

Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia của các nước trong khu vực hiện nay thấp hơn so với Việt Nam?

Trong ba nước gần Việt Nam, thì chỉ có Thái và Campuchia, thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn Việt Nam trong năm nay là trên 50%, còn hai nước thuế tiêu thụ thấp hơn Việt Nam là Lào 45%, Trung Quốc 23%. Từ tháng 7/2015, khi thuế tiêu thụ đối với bia là 75% thì Việt Nam sẽ là nước cao nhất so với các nước Đông Dương, gần bằng các nước nhưu Philippines, Singapore… Đây sẽ là thách thức đối với ngành hải quan, quản lý thị trường về bài toán ngăn ngừa nhập lậu bia, rượu vào Việt Nam. Lúc ấy, Việt Nam sẽ là thị trường béo bở cho các đối tượng nhập lậu bia, rượu giả tuồn vào thị trường.

Trong khi nhập lậu bia, rượu đang rất nhức nhối nếu không chống được nhập lậu, chính sách của chúng ta vô tình chỉ đánh vào doanh nghiệp Việt, người lao động và đánh vào người dân Việt Nam mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tranh thủ thị trường. Đánh thuế không trúng, đúng, chẳng khác nào chúng ta không chữa đúng bệnh, không ngừa đúng thuốc mà còn gây tác dụng phụ và phản tác dụng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu sẽ đánh trúng đối tượng và giúp giảm tiêu thụ rượu bia.

Theo tôi, thuế tiêu thụ đặc biệt không phải là “chiếc đũa thần” để giảm tiêu thụ bia rượu và tình trạng lạm dụng bia rượu bởi chúng ta phải xem xét thói quen của người dân khi sử dụng bia rượu là như nào. Nếu giá bia do DN cung ứng cao, người dân sẽ chuyển sang dùng rượu bia tự nấu lại càng nguy hiểm hơn. Cái chính là chúng ta phải tuyên truyền cho người dân, người tiêu dùng hiểu tránh lạm dụng rượu bia quá đà. Nếu không quản lý được mà cấm thì chúng ta chỉ hoàn thành biện pháp hành chính mà thôi.

Bên cạnh đó, đồng nghĩa với tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả thì ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng hàng lậu sẽ là thách thức cho cơ quan quản lý. Nếu giá bia trong nước cao hơn giá bia các nước trong khu vực, tình trạng nhập lậu sẽ càng phức tạp hơn, nhà nước chỉ thu được khoản tiền thuế của doanh nghiệp còn tình trạng lạm dụng bia rượu vẫn vậy và nhốn nháo hơn sẽ là tình trạng nhập lậu gia tăng và rượu bia không rõ nguồn gốc sẽ càng nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện Việt Nam được đánh giá là nước tiêu thụ bia vô địch thế giới, ông có nhận xét vì về đánh giá này?

Xét về mức tiêu thụ bình quân trên người về bia, thì Việt Nam còn thua nhiều nước và ở mức bình thường so với Lào, Trung Quốc và Nhật Bản. Xét ở việc nồng độ còn/dân thì Việt Nam cũng chưa là gì so với các nước kể trên..

Nếu 3 tỷ lít bia so trên bình quân đầu người của 52 triệu lao động nam giới độ tuổi từ 20 – 59 thì tỷ lệ tiêu thụ bia của Việt Nam chỉ là 57 lít bia/người/năm. Đây là con số thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực

 Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”