Các hãng gas đồng loạt tố "trò bẩn" của Công ty Điện Quang

(Dân trí) - Trước sự việc Công ty Điện Quang tại KCN Cái Lân (Hạ Long - Quảng Ninh) bị bắt quả tang dùng thủ đoạn "cắt tai mài vỏ", chiếm đoạt vỏ bình của nhiều hãng gas để trục lợi, hàng loạt hãng gas phẫn nộ trước hành vi của doanh nghiệp "chơi bẩn" này.

Ngay sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải thông tin về việc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đin Quang (Công ty Điện Quang), trụ sở ở Lô 18, Khu công nghiệp Cái Lân - TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang dùng thủ đoạn, cắt tai mài vỏ, sang triết trái phép để chiếm dụng sốợng lớn vỏ bình của hàng loạt hãng gas, các doanh nghiệp kinh doanh gas đã hết sức phẫn nộ.

Từ thông tin Dân trí phát hiện, ngày 25/10, Tổng công ty gas Petrolimex đã lập tức có công văn gửi Công an tỉnh Quảng Ninh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định không có bất cứ hợp đồng kinh tế nào và cũng không ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Điện quang.

Tr
Tr
Trụ sở và tang vật bình gas bị cắt tài mài vỏ, sang triết trái phép của Công ty Điện Quang bị bắt giữ.

Từ việc Công ty Điện Quang bị "lột mặt" dùng những thủ đoạn để chiếm đoạt hàng loạt vỏ bình của Petrolimex và các hãng gas khác, Tổng công ty gas Petrolimex đã khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của công ty này.

Phía Petrolimex cũng khẳng định sẵn sàng phối hợp với cơ quan công an để cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác điều tra làm rõ sự việc.

Cùng sự phẫn nộ với Petrolimex, hàng loạt hãng gas khác cũng đã lập tức có công văn gửi Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị làm rõ sự việc trước pháp luật và công luận.

Công văn của Công ty TNHH Citygas miền Bắc với thương hiệu Shell gas khẳng định: Công ty này cũng không có hợp đồng kinh doanh hay sang chiết nạp gas nào với Công ty Điện Quang.

H
H
Hàng loạt hãng gas phẫn nộ gửi công văn đề nghị Công an và VKSND tỉnh Quảng Ninh điều tra, xử lý nghiêm sự việc.

"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan hữu quan giúp đỡ điều tra, thu hồi các bình gas của công ty chúng tôi bị chiếm dụng, chiết nạp trái phép và xử lý đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp hợp pháp và tránh hậu quả khôn lường về nguy cơ cháy n cho người sử dụng", phía Shell gas bất bình.

Đồng cảnh ngộ bị chiếm đoạt tài sản, Total gas và Hồng Hà gas cũng đã có công văn gửi Công an tỉnh Quảng Ninh tố cáo hành ăn cắp trắng trợn của Công ty Điện Quang. Cả 2 hãng gas này, đồng thời bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ hiểm họa cháy nổ nếu những hành vi coi thường sinh mạng ngưi tiêu dùng như thế nào không được xử lý nghiêm và tái diễn.

Anh Lê Văn Anh - Phó phòng kinh doanh hãng gas Hồng Hà bức xúc: Hành vi ăn cắp táo tợn của Công ty Điện Quang không chỉ khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính phải chịu tổn thất kinh tế nặng nề mà nguy hiểm hơn là chính sự an toàn của người sử dụng bị đe dọa. Bởi các bình gas bị "phù phép" vốn bị doanh nghiệp này đập bỏ quai bình hàn lại, mài bỏ tên hãng gas in nổi trên vỏ bình sẽ vô cùng mất an toàn bởi kết cấu đã thay đổi. Nguy hiểm nhất là vỏ gas sau khi bị mài sẽ mỏng hơn nhiu gây nguy cơ rò rỉ, cháy nổ. Thực tế là đã có rất nhiều vụ tai nạn cháy nổ bình gas gây hậu quả thảm khốc xảy ra trong thời gian vừa qua.

Về thiệt hại nặng về với các hãng gas bị chiếm đoạt vỏ bình, ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty TNHH khí đốt Thăng Long với thương hiệu TL gas cho biết: Chi phí để sản xuất ra một vỏ bình là khoảng 500 nghìn đồng/bình. Khi một bình gas xuất xưởng đến với người tiêu dùng lần đầu tiên, doanh nghiệp chỉ tính tiền phí cược bình là 200 nghìn đồng/bình và số lãi chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/bình gas.

Th
Th
Thủ đoạn cắt tai mài vỏ bình gas khiến nhiều hãng gas điêu đứng và gây hiểm họa cháy nổ khôn lường.

Thông thường phải mất 3 tháng, doanh nghiệp mới quay vòng được bình gas với người sử dụng. Vì vậy, nếu như những doanh nghiệp "ma" dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt vỏ bình thì công ty gas sẽ không những không có lãi mà bị lỗ mất hàng trăm nghìn đồng/bình gas. Và những công ty gas ít vốn sẽ bị đẩy đến đường phá sản.

Theo thông tin từ hãng gas Hồng Hà, doanh nghiệp này xuất ra thị trường 1,1 triệu vỏ quay vòng. Theo thống kê sơ bộ, hiện có đến 250 nghìn vỏ bình đang bị chiếm dụng, trôi nổi gây thiệt hại đến xấp xỷ 100 tỷ đồng.

Trước đó, sáng 23/10, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các cơ quan chc năng liên quan bất ngờ kiểm tra Công ty Điện Quang tại KCN Cái Lân bắt quả tang hành vi sang chiết gas trái phép của công ty này.

Trên bình gas trộm cắp c
Trên bình gas trộm cắp c
Trên bình gas trộm cắp của Công ty Điện Quang lại đưc dán mác thương hiệu của hãng Petronas.

Tại hiện trường sự việc, cơ quan công an đã thu giữ hơn 200 vỏ bình gas các loại. Công ty Điện Quang sử dụng thủ đoạn lấy vỏ bình của các hãng khác như Petrolimex, Total, Fgas; Xuân Nghiêm gas… cắt phần quai xách, mài vỏ, hàn và sơn li để biến thành vỏ bình của hãng Thăng Long gas và HL Petro để chiết nạp gas vào và đưa ra th trường.

Công ty Điện Quang chuyên kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Công ty có trạm chiết nạp, một xưởng sửa chữa, làm vỏ bình ngay trong KCN Cái Lân. Sản phẩm của gas Điện Quang xuất bán hàng hóa ra thị trường tại các cửa hàng trực thuộc và các đại lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.

Theo đó, công ty này được phép chiết nạp LPG mang thương hiu Thăng Long Gas và thương hiệu Petro Việt Nam Gas. Mới đây, công ty này đưa ra th trường loại bình Gas HL Petro.

Về vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Công ty Điện Quang, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đang vào cuộc điều tra, thu thập tài liệu để kiên quyết xử lý nghiêm.

Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu sự việc, PV Dân trí còn phát hiện, Công ty Điện Quang ăn cắp trắng trợn nguyên bình gas của TL gas mà thậm chí không cần cắt tai mài vỏ. Điều kỳ lạ là trên bình gas trộm cắp này lại đưc dán mác thương hiệu của hãng Petronas gas.

Anh Thế