Cà phê Việt nhìn từ những cam kết của Nestlé

Cùng với những hoạt động trong dự án Nescafé plan đã được triển khai từ năm 2011 và mới đây là việc khánh thành nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine với công nghệ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, Nestlé đang từng bước khẳng định cam kết đưa cà phê Việt đến với người tiêu dùng trên thế giới.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2014, Việt Nam xuất được 1,73 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 3,62 tỷ USD tăng 33,4% về lượng và 32,2% về giá trị so với năm 2013. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

 

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề già cỗi của cây cà phê đang ảnh hưởng mạnh đến nâng cao năng suất và chất lượng của cà phê Việt. Tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi đã chiếm hơn 20% diện tích.Trong 10 năm tới, số diện tích phải trồng mới sẽ khoảng 140 -150 nghìn ha. Đây là một thách thức không nhỏ trong việc đưa Việt Nam ra thế giới.

 

Trong cuộc viếng thăm Việt Nam mới đây của Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi, ông Nandu Nandkishore cũng nhìn nhận, nhu cầu sử dụng cà phê trên thế giới vẫn tăng cao trong khi đó cây cà phê Việt Nam đã già cỗi, nhiều cây vượt quá 20-25 tuổi.

 

Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi
Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi

ông Nandu Nandkishore

 

Vì vậy, ông Nandu Nandkishore khẳng định: “Chúng tôi đến với Việt Nam không nhằm mục tiêu là mua càng nhiều cà phê càng tốt mà chúng tôi tới đây với cam kết lâu dài về phát triển bền vững. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đưa Việt Nam thành điểm tham chiếu của cà phê Robusta trên thế giới. Nhắc tới cà phê phải nhắc tới Việt Nam”.

 

Thúc đẩy canh tác cây cà phê theo hướng bền vững

 

Từ năm 2011 đến nay, Nestlé đã cùng Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và một số đối tác khác đã thực hiện dự án Nescafé Plan. Đây là dự án Nestlé triển khai trên toàn cầu bao gồm tập hợp các cam kết của tập đoàn này về hoạt động canh tác, sản xuất và tiêu dùng cà phê có trách nhiệm.

 

Tại Việt Nam, dự án Nescafé Plan đã giúp người nông dân gia tăng năng suất, đồng thời hướng đến phát triển bền vững bằng cách cung cấp các giống cây cà phê kháng bệnh cho năng suất cao và tập huấn kỹ thuật cho người nông dân trồng cà phê. Tính đến nay, dự án đã cung cấp gần 11 triệu cây cà phê giống, trong đó Nestlé hỗ trợ 50% giá giống.

 

Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi
 Tại Việt Nam, dự án Nescafé Plan đã giúp người nông dân gia tăng năng suất, đồng thời hướng đến phát triển bền vững bằng cách cung cấp các giống cây cà phê kháng bệnh cho năng suất cao
 

Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI đánh giá: “Dự án Nescafé Plan đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê, hỗ trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Chương trình này cũng đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới với năng suất lên đến 7 tấn/hecta, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay”.

 

Song song với việc cung ứng cây giống tốt, sạch bệnh, dự án cũng hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Số lượng nông dân đạt chứng nhận 4C về sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững cũng tăng mạnh từ chỉ 1.745 người trong năm 2011 lên gần 20,000 người năm 2014. Thu nhập của của người trồng từ đó tăng khoảng 600 USD trên một hecta một năm.

 

Thu mua 25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam

 

Hiện Nestlé là nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam với 25% tổng sản lượng. Sản lượng thu mua chủ yếu để cung cấp nhà máy Nestlé Trị An để sản xuất các sản phẩm Nescafé cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 

 

Và mới đây, Nestlé tiếp tục đầu tư thêm 80 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine đầu tiên ở Việt Nam tại Khu công nghiệp Amata, Biên Hòa (Đồng Nai). Hạt cà phê khử caffeine sau khi sản xuất sẽ được xuất khẩu tới các nhà máy của Nestlé trên toàn thế giới. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo ra 70 việc làm trực tiếp cho người dân địa phương, quan trọng hơn là đầu ra cà phê cho người nông dân sẽ tăng lên.

 

Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi

Lễ khánh thành nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine với công nghệ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam

 

Tại lễ khánh thành nhà máy hôm 30/3 vừa qua, ông Paul Bulcke , Giám Đốc Điều Hành Tập Đoàn Nestlé cho biết, “Với ý nghĩa lớn hơn là một khoản đầu tư quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh, việc xây dựng nhà máy thể hiện sự tin tưởng sâu sắc của chúng tôi với Việt Nam, nơi Nestlé đã hoạt động kinh doanh thành công trong hơn 20 năm qua, nơi chúng tôi cam kết tiếp tục tạo ra giá trị chung cho cộng đồng, cho người nông dân trồng cà phê, cho người tiêu dùng tại đây”.

 

Nhà máy sản xuất cà phê khử caffeine được sản xuất theo công nghệ dùng nước để chiết xuất caffeine. “Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao và đầu tư lớn, nhờ vậy hạt cà phê khử caffeine sản xuất ra sẽ đạt chất lượng tốt nhất”, đại diện Nestlé khẳng định.

 

Ngoài ra, nhà máy được thiết kế để giảm thiểu tác động về môi trường, giảm lượng tiêu thụ nước và năng lượng tới 20%, giảm đáng kể lượng khí thải CO2 so với quy trình sản xuất hạt cà phê khử caffeine thông thường.

 

Toàn bộ sản phẩm hạt càphê sau khi khử caffeine sẽ được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô tới 10 nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Maylaysia, Tây Ban Nha,…nơi đặt các nhà máy của Nestlé trên toàn cầu.

 

 Cùng với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và các đối tác khác, Nestlé tham gia vào dự án Hợp Tác Công Tư  (PPP) về nông nghiệp, trực thuộc nhóm phát triển cà phê bền vững. Sáng kiên về PPP được đưa ra tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới 2010 với tầm nhìn mới về nông nghiệp cho các quốc gia tại Đông Nam Á.

 

Mô hình PPP trong nông nghiệp mà đặc biệt là với cây cà phê tại Việt Nam được xem là thành công, bên cạnh những mô hình như trồng ca cao ở Indonesia.  Với việc triển khai các vườn cà phê mẫu và mô hình tổ chức nông dân, PPP đang ngày càng tác động tích cực và góp phần cải thiện phương thức sản xuất cà phê của nông dân Việt Nam theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

 

H.Anh
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”