1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bộ trưởng Thăng: Sân bay Phú Quốc không phải thứ để bán!

(Dân trí) - Người đứng đầu ngành giao thông khẳng định, đây không phải là bán sân bay Phú Quốc mà là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không đã được quy định trong Luật và văn bản hướng dẫn.

Bộ trưởng Thăng: Sân bay Phú Quốc không phải thứ để bán!
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thí điểm nhượng quyền quản lý, khai thác Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Trả lời câu hỏi về chủ trương “bán” sân bay Phú Quốc, trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định: “Đây không phải là bán sân bay Phú Quốc mà là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không được quy định trong các luật và văn bản hướng dẫn”. 

Theo Bộ trưởng, do đó, chỉ chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không thôi. Còn quyền sở hữu hạ tầng hàng không, quyền sở hữu đất, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước không được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Việc chuyển nhượng này cũng phải bảo đảm vấn đề quốc phòng-an ninh.

"Những hạng mục kết cấu hạ tầng hàng không có liên quan, dùng chung cho mục đích dân sự và quân sự đóng vai trò quan trọng thì không chuyển nhượng. Thực ra, trên thế giới hay trong khu vực thì họ làm lâu rồi nhưng đối với nước ta là việc mới. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thí điểm", Bộ trưởng Thăng nói.

Trước lo ngại về việc sau khi chuyển giao thì liệu tư nhân có tự ý tăng giá với các hãng hàng không để rồi các hãng lại tăng giá vé cho hành khách hay không, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, toàn bộ giá cả đều được Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính quản lý, quy định khung giá dịch vụ hàng không và phi hàng không.

Do đó, theo Bộ trưởng, nhà đầu tư được nhượng quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc sau một thời gian nhất định phải chuyển trả lại Nhà nước. Giá cả phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính chứ không được quyền nâng giá. 

"Tóm lại, việc chuyển nhượng không dẫn đến độc quyền, không dẫn đến khả năng một nhà đầu tư có quyền chi phối được nâng giá cả dịch vụ hàng không cũng như phi hàng không", ông nói thêm. 

Hồi tháng 3 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thí điểm nhượng quyền quản lý, khai thác Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc cho các nhà đầu tư trong nước. Giá trị nhượng quyền sẽ được sử dụng để tạo nguồn kinh phí đầu tư vào Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012 (thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Hệ thống nhà ga được xây dựng hiện đại, có công suất hơn 2,6 triệu hành khách/năm.

Cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc được đánh giá là một trong những công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu, khi đi vào khai thác sẽ mở ra cơ hội giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ cho đảo ngọc Phú Quốc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Điểm hút của cảng hàng không Phú Quốc với nhà đầu tư chính từ đề án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, tiến lên thành phố du lịch, trong đó có cả điểm vui chơi casino. Ngoài ra, với lượng du khách đang ngày càng nhiều lên, việc kinh doanh hàng bán lẻ miễn thuế trong sân bay cũng là một điểm nhấn thu hút các nhà đầu tư giành quyền khai thác cảng hàng không này.

Cuộc "so găng" giành quyền khai thác cảng hàng không này là một sự kiện nóng thu hút dư luận với sự tham gia của cả ông bầu bóng đá nổi tiếng Đỗ Quang Hiển và "ông vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn. Theo đó, các vị đại gia này đều đánh tiếng xin mua hoặc chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. 

Không có chuyện phí chồng phí

Liên quan đến hiện tượng phí chồng phí khi người dân vừa phải nộp phí đường bộ vừa phải nộp phí khi đi qua các trạm thu phí BOT, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Không thể có chuyện phí chồng phí.

 

“Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phí đường bộ dùng để bảo trì các đường quốc lộ, đường địa phương do ngân sách Nhà nước đầu tư. Phí thu khi đi qua các trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì cho các dự án BOT đó. Mỗi loại phí có phương thức, nội dung và mục đích khác nhau”, Bộ trưởng lý giải.

 

Về Quỹ Bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Thăng cho biết, việc thu theo đầu phương tiện chỉ chiếm khoảng 25%, ngân sách Nhà nước phải bù khoảng 25%. Như vậy, mỗi năm còn thiếu 50% nữa. Phí thu khi đi qua các trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của Quỹ Bảo trì đường bộ mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì đường của dự án BOT.

 

Nhật Linh

  

 Phương Dung 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm