Biến đổi gen sẽ giúp sản lượng nông sản tăng 2 - 3 lần

(Dân trí) - Ứng dụng việc biến đổi gen vào cây trồng như: Ngô, lúa, đậu, khoai tây… ở Việt Nam sẽ giúp cho sản lượng nông sản tăng gấp đôi thậm chí là gấp 3 lần so với dùng phương pháp gây trồng truyền thống đồng thời giảm sức lao động cho người nông dân.

Biến đổi gen sẽ giúp sản lượng nông sản tăng 2 - 3 lần - 1
Hội nghị về biến đổi gen được tổ chức tại Hà Nội (ảnh: T. Xuân)
 
Tại Hội nghị “Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen 2010 và Tổng kết 15 năm thương mại hóa”, các lãnh đạo của Bộ NN&PTNT đã có cuộc thảo luận với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dựng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), nhằm thực hiện mục tiêu biến đổi gen cây trồng ở Việt Nam.
 
Tại hội nghị, Tiến sĩ Clive James, Chủ tịch ISAAA chia sẻ và phân tích rõ ràng về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường bằng việc xử lý công nghệ sinh học cho cây trồng đem lại.
 
“Ứng dụng việc biến đổi gen vào cây trồng như: Ngô, lúa, đậu, khoai tây… ở Việt Nam sẽ giúp cho sản lượng nông sản tăng gấp đôi thậm chí là gấp 3 lần so với dùng phương pháp gây trồng truyền thống. Mặt tích cực của việc biến đổi gen này còn góp phần giảm sức lao động cho người nông dân, thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng đảm bảo, giá thành sản phẩm tốt, tạo điều kiện nâng cao đời sống người nông dân. 

Điều quan trọng hơn cả là nó đem lại lợi ích xã hội rõ ràng bởi vì: Chúng ta không thể xây dựng hòa bình trong khi cái bụng đói… Mặt khác nhờ công nghệ biến đổi gen được áp dụng cho cây trồng mà môi trường sống của chúng ta được bảo vệ, vì giống cây trồng áp dụng phương pháp biến đổi gen không sử dụng nhiều nước trong khi nguồn nước cảu chúng ta đang cạn kiệt”, Tiến sĩ Clive James phân tích.

Theo các nhà khoa học tại hội thảo phân tích, nhờ áp dụng kỹ thuật công nghệ biến đổi gen cho cây trồng mà 15 năm qua đã có nhiều nước đạt được thành tựu trong nông nghiệp như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Đức, Tiệp, Thụy Điển… Các nước này đã xử lý công nghệ sinh học vào các loại cây trông như: Khoai tây, đậu, ngô… Làm năng suất cây trồng tăng, đời sống của người nông dân được cỉa thiện rõ ràng. Tuy nhiên công nghệ biến đổi gen không phải là “Viên đạn vàng” nên cần phảo huy động lực lượng đông đảo người nông dân hưởng ứng, am hiểu về công nghệ và áp dụng đúng quy trình khoa học mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đưa ra nhiều quan điểm trái chiều nhau, có đại biểu cho rằng: giữ phương pháp cấy trồng truyền thống, nhưng nhiều đại biểu khác lại đề cao công nghệ biến đổi gen, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tính kế lâu dài cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Lộ trình phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là chú trọng vào cây lúa nên cần nghiên cứu kỹ việc thử nghiệm công nghệ biến đổi gen nhằm đem lại kết quả như mong muốc cả về chất và lượng.

Kết thúc hội nghị, đã có nhiều ý kiến được đưa ra xung quanh vấn đề áp dụng kỹ thuật mới về biến đổi gen trong sản xuất nông nghiệp như đại diện của tổ chức ISAAA đưa ra và người nông dân đang chở những quyết sách đúng đắn cuối cùng của các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp để mang lại nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững và cải thiện đời sống cho người nông dân khi đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp.

Thanh Xuân