1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

BIDV chia cổ tức 7% bằng tiền mặt

(Dân trí) - Trao đổi tại đại hội sáng nay 22/4, cổ đông BIDV cho rằng, số lượng nhân viên của ngân hàng rất nhiều nên quỹ khen thưởng và quỹ lương rất nhiều, trong khi hiệu quả tạo ra lợi nhuận lại thấp.

Sáng nay 22/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã cổ phiếu: BID) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2017.

Trao đổi tại đại hội, cổ đông BIDV cho rằng, số lượng nhân viên của ngân hàng rất nhiều nên quỹ khen thưởng và quỹ lương rất nhiều, trong khi hiệu quả tạo ra lợi nhuận lại thấp. Trả lời vấn đề này, ông Trần Xuân Hoàng, thành viên HĐQT BIDV cho hay:

"Nhân sự BIDV hiện là hơn 22.000 người. Nhân sự tăng nhanh là do tiếp nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống MHB với gần 4.000 người, phần còn lại tăng không quá 3% lao động/năm. Đó là gánh nặng của ngân hàng nhưng chúng tôi vẫn hoàn thành.

Thực tế việc tiếp nhận cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đảm bảo quy mô lợi nhuận. Điều này cũng giải thích về tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng trong 2 năm qua”.


Sáng nay 22/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã cổ phiếu: BID) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2017.

Sáng nay 22/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã cổ phiếu: BID) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2017.

So sánh với thu nhập thuần của một số ngân hàng lớn khác, đại diện BIDV cho biết, do BIDV phải tăng cường năng lực tài chính nên phải tăng trích lập dự phòng tới hơn 9.000 tỷ đồng. Hiện BIDV có quỹ dự phòng hơn 16.000 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu chưa đến 2%, ngân hàng đang hoàn toàn đủ năng lực để xử lý kể cả trường hợp xấu nhất là không thu hồi được nợ xấu.

Đề cập tới vấn đề cổ tức, cổ đông cho hay: "Theo tài liệu thì ngân hàng chia cổ tức với tỷ lệ 7%, nhưng không thấp hơn lãi suất tiền gửi VND 12 tháng. Nhưng hiện nay giá cổ phiếu của BIDV trên thị trường đang hơn 17.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu chia bình quân trên giá thị trường thì tỷ lệ chỉ khoảng 4%, làm sao mà bằng được lãi suất huy động 12 tháng hiện nay của các ngân hàng?".

Về vấn đề này, theo ông Trần Xuân Hoàng, việc tính cổ tức chẳng ai trả theo thị giá mà phải theo mệnh giá. Đây là thông lệ rồi. “Chúng tôi tính tỷ lệ 7% là theo mệnh giá, không tính theo giá thị trường nên lợi nhuận cổ đông nhận được vẫn ở trên ngưỡng dưới của lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng”, ông Xuân giải thích.

Làm rõ thêm vấn đề này, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV cho biết: Năm nay BIDV có thể chi trả cổ tức với tỷ lệ 12%. "Nhưng vì năm 2015, 2016 không tăng được vốn điều lệ theo những phương án đã được cổ đông thông qua như phát hành cho cổ đông chiến lược, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay phương án phát hành cổ phiếu cho nhân viên đã trình 6 tháng rồi cũng chưa được cơ quan quản lý phê duyệt nên không có lý do gì mà chúng tôi chia hết lợi nhuận”, ông Tú giải thích thêm.

Nhấn mạnh tới việc gia tăng giá trị cho cổ phiếu, cổ đông cho rằng giá cổ phiếu BIDV còn đang thấp so với ACB, Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng cần có động thái để đẩy giá lên không phải 18.000 đồng mà là hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.

Theo báo cáo được trình bày tại đại hội, năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 940.000 tỷ, trong đó từ thị trường 1 đạt gần 800.000 tỷ, tăng 21,1% so với năm trước và chiếm 12,5% thị phần toàn ngành. Riêng huy động vốn không kỳ hạn của BIDV chiếm tỷ trọng 17,2% tổng tiền gửi khách hàng.

Dù điều kiện môi trường kinh doanh còn khó khăn song ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 7.700 tỷ, tăng 3,2% so với năm trước. Tỷ lệ ROE đạt 14,7% và tỷ lệ cổ tức ở mức 7% bằng tiền mặt.

Kế hoạch năm 2017, ngân hàng đề ra chỉ tiêu huy động vốn tăng 16,5% và tín dụng tăng trưởng không quá 16%. Lợi nhuận trước thuế ở mức 7.750 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 7% và không thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng.

Khó tìm nhà đầu tư chiến lược

Trao đổi tại đại hội, ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên phụ trách HĐQT BIDV cho biết, việc tăng vốn của BIDV rất khó và phụ thuộc nhiều vào giá, phương thức phát hành. BIDV đã làm việc và đến này có hơn 30 nhà đầu tư quan tâm. Có những nhà đầu tư đã ký hợp đồng bảo mật, thăm dò ngân hàng.

“Ban lãnh đạo BIDV rất hiểu mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cũng như tăng vốn của nhà đầu tư. Nếu không tăng vốn điều lệ trong năm, BIDV sẽ phải thực hiện cấu trúc lại tài sản có. Mức độ tăng trưởng tài sản cũng sẽ không thể đạt 16% (khoảng 110 nghìn tỷ) như kế hoạch”, ông Tuấn cho biết.

Nguyễn Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm