Bí quyết làm nên thương hiệu trong thế giới xa xỉ
Để tồn tại trong thế kỉ này, các thương hiệu xa xỉ không thể chỉ dựa vào những giá trị “lâu năm lên lão làng” mà còn cần những trào lưu chất liệu và công nghệ mới.
“Điều tôi tự hào nhất là khả năng đổi mới, khả năng mang những sản phẩm mới đầy lý thú cho thị trường”- Peter Bonac, chủ tịch Bonac Innovation, cha đẻ của Mobiado nói. Quả thực, thương hiệu điện thoại cao cấp này luôn khiến tất cả giới sành điệu và am hiểu công nghệ bất ngờ với những ý tưởng “đi trước thời đại” của mình: Đầu tiên sử dụng các chất liệu “khủng” như nhôm vỏ máy bay, titan, sapphire, “kim loại vân gỗ”…
Professional Classic ra đời 12/2004 gây bất ngờ với 3 điều “đầu tiên” khiến thế giới điện thoại di động xôn xao: Dùng hợp kim nhôm để làm vỏ, chất liệu nhẹ mà siêu bền này vốn chỉ được dùng để sản xuất vỏ xe đua Công thức 1 hay vỏ máy bay. Sản xuất theo công nghệ đơn chiếc siêu chính xác CNC - vốn chỉ dùng trong sản xuất đồng hồ cao cấp - khiến các sai số trong các chi tiết của Mobiado chỉ là nằm ở mức ±0,02% của một milimet;
Professional EM- Với chất liệu gỗ quý Ebony và Cocobolo
Đầu năm 2007, điện thoại đầu tiên có phím bấm sapphire ra mắt với tên gọi Luminoso, sử dụng công nghệ chiếu sáng đa chiều đặc biệt. Đây cũng là chiếc điện thoại 3G xa xỉ đầu tiên trên thị trường hàng cao cấp.
Professional 105 ZAF (5/2008): Điện thoại đầu tiên có 2 mặt đều là sapphire nguyên khối, với 6 màu đen, đen satin, xanh, xám, bạc, đỏ.
Và Professional 105GMT- là dòng điện thoại đầu tiên được trang bị đồng hồ cơ khí.
Grand 350PRL (2009): Điện thoại xa xỉ 3,5G có bàn phím qwerty đầu tiên. Đây cũng là chiếc điện thoại duy nhất tính đến thời điểm đó xử dụng xà cừ ép ngọc trai làm vỏ.Còn Grand 350 Pioneer (2009) là điện thoại đầu tiên trên thế giới sử dụng vỏ làm từ thiên thạch: .
Năm 2010, Classic 712MG là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới dùng “kim loại vân gỗ” Mokume Gane, loại thép quý được tạo thành từ việc tôi luyện hàng trăm lớp kim loại khác nhau và thường được dùng để chế tác kiếm báu cho các samurai Nhật Bản.
Classic 712MG phiên bản Angular Momentum ra mắt năm 2010 là điện thoại di động đầu tiên kết hợp nghệ thuật vẽ ngược đa lớp kết hợp mạ lạnh có tên “Verre Èglomisé”. Nghệ thuật vẽ vô cùng tỉ mỉ này tưởng chừng đã thất truyền từ thế kỉ 18.
Theo ông Bonac, lý do để hãng này luôn tiên phong trong việc sử dụng các chất liệu quý hiếm và công nghệ cao vì họ muốn tạo ra những chiếc điện thoại khác hẳn tất cả các loại khác từ kiểu dáng cho đến vật liệu. “Những chiếc điện thoại độc đáo trước đây được làm từ những kim loại quý, đắt tiền nhưng lại thiếu tính công nghệ cả ở cấu trúc bên trong lẫn hình dáng bên ngoài, chúng như Bentley hay Rolls Royce của điện thoại. Chúng tôi đã thấy rõ một thị trường đang khát những điện thoại có phong cách độc đáo với công nghệ cao cả trong lẫn ngoài. Mobiado đã tạo ra những Ferrari hay Porsche của điện thoại di động.”
Chính nhờ tinh thần tiên phong đó, điện thoại của hãng này luôn có sự khác biệt. Cái cách mà Mobiado làm với thế giới điện thọai cũng giống như cách mà Abraham Louis Breguet tặng cho thế giới đồng hồ chiếc Tourbillon hơn 200 năm trước, hay như Carr Reinforcements đã tặng cho thế giới xe đua F1 sợi carbon. Nó là cái gì đó mang tính cách mạng, nhưng lại rất tinh tế. Nó giống như nghệ thuật “avant garde” của công nghệ. Peter Bonac từng ví những chiếc điện thoại do chính tay ông thiết kế với những chiếc Ferarri luôn bứt tốp trên đường đua. Thế giới xa xỉ hiện đại cần nhiều hơn nữa những thương hiệu lấy tinh thần tiên phong để tạo ra những giá trị mới.
Nếu nhìn kỹ, chú sư tử mà Mobiado lấy làm logo hình như cũng có một điểm chung với biểu tượng chú ngựa đen của Ferarri. Chúng luôn hướng về phía trước với đam mê chinh phục những đỉnh cao và cả những giới hạn tưởng chừng không thể.