Bầu Kiên lần đầu được gặp vợ sau 21 tháng bị bắt

(Dân trí) - Chiều nay, trong thời gian cách ly "bầu" Kiên với các bị cáo khác, lần đầu tiên, tòa án cho phép bà Đặng Thị Ngọc Lan được gặp chồng mình là ông Nguyễn Đức Kiên.

Trước đó, trong ngày đầu của phiên sơ thẩm, “bầu” Kiên liên tục yêu cầu được gặp người nhà. “Tôi bị bắt 21 tháng rồi nhưng chưa được gặp gia đình mặc dù Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có ý kiến đồng ý tiếp xúc với người thân. Trước khi bị dẫn giải ra Tòa, tôi yêu cầu cơ quan điều tra cho tôi được mặc thường phục. Khi tôi không mặc đồng phục trại giam đã bị công an cùm chân tôi. Tôi đề nghị làm rõ việc này và muốn được chuyển lời tới Bộ trưởng Bộ Công an”, Nguyễn Đức Kiên nói.
 
14h15 phút chiều nay (22/5) phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm được tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tọa phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Chính yêu cầu cách ly Bầu Kiên với 3 bị cáo khác. Khi được thẩm vấn, các bị cáo đều quanh co về chủ trương chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần.

Bầu Kiên bị cách ly với 3 bị cáo khác trong phiên tòa chiều 22/5

"Bầu" Kiên bị cách ly với 3 bị cáo khác trong phiên tòa chiều 22/5
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Doanh nghiệp nhà nước: Công bố thông tin kiểu đánh đố

*Vợ bầu Kiên: “Tôi tin tưởng chồng tôi làm đúng”

*Trung Quốc: Thủ phủ Tân Cương rung chuyển vì nhiều tiếng nổ lớn



Là người trả lời HĐXX đầu tiên, bị cáo Lý Xuân Hải cho biết chủ trương đem ủy thác tiền gửi của ngân hàng ACB diễn ra vào khoảng tháng 22/3/2010. Vào thời điểm trên đã diễn ra một cuộc họp, nội dung cuộc họp bàn về cách ứng xử của ACB trong việc thị trường đang có nhiều rối loạn tinh thần chung mọi người đều đồng thuận.

Cuộc họp cũng bàn cách để ACB vượt qua thời điểm khó khăn của tình hình tài chính thời điểm đó. Hội Đồng quản trị của ngân hàng ACB lúc này gồm 11 người, thường trực HĐQT gồm 4 người là ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang và bản thân bị cáo Lý Xuân Hải.

Bầu Kiên bị cách ly với 3 bị cáo khác trong phiên tòa chiều 22/5

Lý Xuân Hải phủ nhận việc mình là người đề xuất chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần

Bị cáo Hải phủ nhận việc chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần và nói rằng đó là do ông Nguyễn Văn Hòa – Kế toán trưởng ngân hàng ACB. Bị cáo Hải cũng cho biết, chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền được diễn ra vào khoảng tháng 3/2010.

Trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử về việc để nhân viên đi ủy thác gửi tiền là trái quy định với luật tín dụng hay không, bị cáo Hải nói khi luật tổ chức tín dụng có hiệu lực nhưng chưa có hướng dẫn thì theo quy định của ngân hàng nhà nước vẫn áp dụng văn bản cũ.

Tiếp đó, ông Lê Vũ Kỳ được tòa triệu lên thẩm vấn để hỏi xem ai là người đề xuất việc đi gửi tiền với lãi suất cao nhưng ông này nói không nhớ. Theo ông Kỳ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò quyết định mặc dù không tham gia hội đồng quản trị, nếu ông Kiên và những người trong hội đồng quản trị không thông qua thì không thể đề xuất việc chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao.

Theo cáo trạng, từ tháng 6 – 9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng ủy thác số tiền hơn 718 tỉ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm và lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 3,7 đến 13%/năm.

Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Ngân hàng Viettinbank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đoạt. Đây là hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của Nguyễn Đức Kiên, theo Cơ quan Điều tra xác định.

Lê Tú
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Dòng sự kiện: Xét xử Bầu Kiên