1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

"Bầu" Kiên khẩu khí muốn chứng minh Viện kiểm sát sai luật

(Dân trí) - Chiều nay (30/5), về cuối phiên xét xử, ông Nguyễn Đức Kiên đã có màn đối đáp cứng rắng trước vành móng ngựa. Ông Kiên muốn chứng minh viện kiểm sát đã làm sai luật.

Ông Nguyễn Đức Kiên nói rằng mình đã bị phân biệt đối xử
Ông Nguyễn Đức Kiên nói rằng mình đã bị phân biệt đối xử

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thiệt hại của doanh nghiệp sau các vụ gây rối

* “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”

* Học từ phong cách lãnh đạo 5P của Mark Zuckerberg

* Ngành cá tra: Cung đã vượt cầu nghiêm trọng

Trước khi trình bày, ông Kiên nói rằng “khẩu khí” của ông hôm nay sẽ khác so với phần trình bày tự bào chữa ngày hôm qua. Ông Kiên rất mừng vì nghe được những lời đối đáp của viện kiểm sát (VKS) và cho biết những lời đó đã nằm sẵn trong dự kiến của mình.

Về tội kinh doanh trái phép của mình, ông Kiên cám ơn đại diện VKS đã giữ nguyên quan điểm việc mua cổ phiếu, cổ phần là hoạt động đầu tư kinh doanh phải xin phép và căn cứ vào các quy định luật tố tụng hình sự thì người nào tiến hành phải chịu trách nhiệm pháp luật về việc giữ ý kiến của mình.

“Tôi mong VKS giữ ý kiến trên trong suốt quá trình xét xử vì đây là bằng chứng giúp tôi chứng minh với các vị lãnh đạo cơ quan thẩm quyền là VKS đã làm sai thế nào trước pháp luật.”, ông Kiên nói.

Ông Kiên khẳng định thêm: “Có 2 nội dung VKS chưa trả lời tôi đó là việc tại công ty của tôi có những công ty khác cùng góp vốn cùng thời điểm, cùng 1 công ty nhưng tôi vi phạm pháp luật còn những người khác thì không vi phạm. Vậy tôi có bị phân biệt đối xử không?.”

Bị cáo Kiên cho rằng có sự phân biệt đối xử về quyền công dân khi áp dụng cùng 1 điều luật, cùng 1 nơi xảy ra, là vi phạm nghiêm trọng. Theo ông Kiên, không phải chỉ những công ty mà ông tham gia góp vốn, viện kiểm sát đã đặt tất cả những người nào tham gia vào việc cấp phép cho các công ty trong hơn 20 năm qua trở thành những người vi phạm pháp luật vì có những giấy phép được cấp thời gian qua trên toàn quốc và chỉ cần ý kiến của viện kiểm sát thôi thì tất cả những người đã cấp phép đứng trước nguy cơ bị coi là đang tiến hành trái pháp luật.

“Tôi muốn chứng minh là tôi đang bị phân biệt đối xử, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ vi phạm pháp luật mà nếu họ không vi phạm thì tôi bị phân biệt đối xử. Đề nghị Quốc hội có ý kiến về việc VKS đã đánh giá sai những ý kiến nội dung mà Quốc hội đã thông qua.”

Mặt khác, trong việc kinh doanh vàng trái phép, ông Kiên bức xúc vì VKS không nêu đầy đủ ý kiến. Ông Kiên diễn giải cụ thể: “Trong văn bản phụ lục ký giữa ông Lê Quang Trung và ACB quy định rõ chức năng nhiệm vụ của ông này khi ra quá trình đặt lệnh, khớp lệnh, khẳng định tất cả là do ông Trung chứ không phải tôi. Trong phần trả lời VKS nêu rất nhiều văn bản nhưng văn bản quan trọng nhất thì không nêu”.

Ông Kiên còn nói rằng, VKS đã trích dẫn sai ý kiến của ông: Tại quyết định 174 thì ngân hàng nhà nước không có quy định nào về việc các sản phẩm tài chính phái sinh trong quyết định này. Tại quyết định 04 NHNN đưa ra các sản phẩm phát sinh nằm trong danh mục điều chỉnh. Trước khi có những quy định này sản phẩm tài chính phái sinh không coi là sản phẩm hàng hóa đặc biệt do NHNN quản lý. Nếu coi là hàng hóa bình thường thì công ty Thiên Nam được phép giao dịch mà không cần giấy phép riêng. Nếu coi đây là sản phẩm đầu tư thì công ty Thiên Nam hoàn toàn được làm.

Lê Tú

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm