1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hà Nội:

Bất động sản cao cấp khan hiếm, giao dịch tiếp tục giữ nhịp

(Dân trí) - Giới chuyên gia bất động sản nhận định, nguồn cung bất động sản cao cấp, đặc biệt sản phẩm gắn liền với đất tại Hà Nội, ngày càng khan hiếm, nhất là tại các vị trí gần trung tâm.

Mặc dù thị trường chung có những khó khăn nhất định nhưng với những dự án đã tạo lập được giá trị bền vững, giao dịch vẫn giữ nhịp.

Nguồn cung bất động sản cao cấp khan hiếm tại Hà Nội

Những tháng đầu năm, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM vô cùng trầm lắng, nguồn cung mới giảm mạnh, chủ yếu tập trung ở phân khúc tầm trung và một số dự án chung cư ra hàng giai đoạn mới. Trong khi đó, những dự án BĐS cao cấp, đặc biệt những dự án bất động sản gắn liền với đất ngày càng khan hiếm.

Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguồn cung, lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ trong quý I ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Cụ thể, tổng sản phẩm chào báo trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt hơn 53.200 sản phẩm, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt hơn 7.600 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 14%.

Tương tự, tại buổi báo cáo trực tuyến về thị trường bất động sản Hà Nội quý I, bà Đỗ Vân Anh, đại diện CBRE cũng cho biết, tỷ lệ bán của các dự án chỉ đạt 30 - 40%, thấp hơn trung bình cùng kỳ năm 2019, mặc dù các dự án mở bán mới trong năm trước cũng không nhiều do vướng mắc về pháp lý. Thị trường không có bất cứ dự án hạng sang nào đi vào hoạt động, giá bán sơ cấp tương đối ổn định theo quý, chỉ tăng nhẹ 4% theo năm.

Trong quý này, lượng mở bán chỉ đến từ 8 dự án, trong khi giai đoạn trước đó – thời điểm thị trường nhộn nhịp, con số tương ứng là 25 - 30 dự án. Đây là mức thấp nhất kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2015 đến nay.

Giới chuyên gia lý giải, thị trường chậm lại, thậm chí “đóng băng” ở nhiều nơi, một phần do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, không ít chủ đầu tư bị chững nhịp kế hoạch ra hàng. Phần khác, một số dự án vẫn tiếp tục bị vướng vấn đề quy hoạch pháp lý, chưa được phê duyệt việc xây dựng, triển khai, càng khiến thị trường thêm thiếu hụt nguồn cung mới.

Tại hội thảo "Dòng tiền cho bất động sản năm 2020", ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: “Nếu tình trạng thiếu nguồn cung còn tiếp tục như hiện nay, tôi lo ngại thị trường bất động sản Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ thiếu nguồn cung trầm trọng trong năm 2021. Thành phố Hà Nội dự báo sẽ hết hàng sớm hơn TP.HCM".

Những dự án “đứng vững” giữa khó khăn chung của thị trường

Bất chấp bối cảnh thị trường chung trầm lắng, một số dư án bất động sản mở bán các đợt tiếp theo vẫn giữ được nhịp giao dịch tốt, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, những khu đô thị quy mô có các sản phẩm nhà đất giá trị.

Điển hình là khu đô thị The Manor Central Park quy hoạch 89,7ha của chủ đầu tư Bitexco Group. Theo đại diện đơn vị phân phối CenLand, suốt những tháng đầu năm, lượng khách hàng quan tâm đến dự án vẫn không hề giảm, đặc biệt trong tháng 3 và tháng 4 – thời gian cao điểm của dịch bệnh, dự án vẫn giữ được nhịp giao dịch khá tốt, thông qua các hình thức bán hàng trực tuyến.

Bất động sản cao cấp khan hiếm, giao dịch tiếp tục giữ nhịp - 1

Shophouse The Manor Central Park- Kỷ nguyên mới của 36 phố phường

Cũng theo CenLand, giai đoạn triển khai phân khu I dự án The Manor Central Park, đơn vị này đã bán đạt gần 200 giao dịch sản phẩm shophouse và biệt thự. Hiện tại, việc thi công, bán hàng và bàn giao nhà thuộc phân khu I của dự án đã gần đi vào hoàn thiện.

Tiếp nối thành công này, chủ đầu tư Bitexco vừa cho ra mắt phân khu II của dự án với tỉ trọng sản phẩm shophouse chiếm phần lớn, kỳ vọng đây sẽ là điểm đến thương mại nhộp nhịp và sầm uất bậc nhất khu vực.

Tính chung toàn dự án, shophouse cũng chiếm tỉ trọng đến 70% sản phẩm thấp tầng. Tổ hợp thương mại này kết hợp với các tiện ích phố đi bộ, đài ngắm cảnh, quảng trường Châu Âu… sẽ tạo sức hút với không chỉ cư dân dự án nói riêng mà còn với người dân thủ đô nói chung, góp phần định vị “bất động sản điểm đến” cho The Manor Central Park.

Tọa lạc đắc địa cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô, The Manor Central Park của Chủ đầu tư Bitexco là khu đô thị quy hoạch mở thông minh mang tầm quốc tế, được kỳ vọng trở thành “Điểm đến mới của Hà Nội 36 phố phường” - nơi lưu giữ trọn vẹn tinh hoa của Thăng Long văn hiến nhưng vẫn năng động hội nhập giữa dòng chảy toàn cầu.

Bất động sản cao cấp khan hiếm, giao dịch tiếp tục giữ nhịp - 2
Hệ thống công viên nội khu nằm xen kẽ tại The Manor Central Park

Sở hữu lợi thế lớn khi liền kề Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, The Manor Central Park cũng là khu đô thị hiếm hoi có mật độ xây dựng thấp, chỉ 20,8%, sở hữu diện tích xanh đến 12,6 ha với Công viên Trung tâm rộng 6.6 ha và hệ thống công viên nội khu nằm xen kẽ khắp các dãy nhà.

Nhận định về thị trường chung, các công ty nghiên cứu đều cho biết, tình trạng ngày càng khan hiếm nguồn cung khiến giá bất động sản không hề giảm như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất cứ doanh nghiệp nào có động thái hay công bố chính sách giảm giá. Trong nửa cuối năm trở đi, nhờ việc Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có sức bật lớn từ những tín hiệu tốt về thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực địa ốc và lượng kiều hối đổ về Việt Nam.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đang như chiếc lò xo bị nén, chỉ chờ thời điểm để bật lên mạnh mẽ. Vì vậy, nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát dịch tốt như hiện nay và vượt qua dịch bệnh sẽ là điểm sáng an toàn về dịch tễ, kinh tế và chính trị, từ đó tạo niềm tin, thu hút kiều bào về nước đầu tư cũng như người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Khi đó, nhu cầu sở hữu bất động sản, đặc biệt bất động sản cao cấp sẽ ngày càng cao.

Trường Thịnh