30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Đi theo xu hướng "xanh" của ngành xây dựng, NS BlueScope Việt Nam ghi dấu ấn nhờ chiến lược phát triển bền vững khác biệt trong 30 năm qua.

Một trong những ngành được đánh giá sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong lộ trình phát triển bền vững là ngành sản xuất thép.

Theo ước tính từ NS BlueScope Việt Nam, ở thượng nguồn, nơi các nhà máy biến quặng thành thép, mỗi tấn thép sản xuất tạo phát thải khoảng 2 tấn CO2. Trung nguồn, nơi đa số các nhà máy mạ nhúng nóng và thép cán nguội tập trung, sản xuất mỗi tấn thép sẽ tạo ra 100-300kg CO2. Phát thải thấp nhất là ở hạ nguồn, nơi các nhà máy mua cuộn thép thành phẩm về gia công, tạo ra 20-50kg CO2 phát thải cho mỗi tấn thép thành phẩm. Chính những con số này khiến ngành thép được xếp vào một trong các ngành tác động nhiều nhất đến môi trường.

Hoạt động ở cả 3 lĩnh vực trên thị trường quốc tế và lĩnh vực trung nguồn tại Việt Nam, ngay khi đặt chân vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh các nhà cung cấp trong nước còn lạ lẫm với nguyên liệu bền vững, thị trường chưa phổ biến các tiêu chuẩn về xây dựng xanh, NS BlueScope Việt Nam đã tạo ra dấu ấn khi định vị bản thân là một nhà sản xuất thép mạ bền vững. Mang trong mình di sản tích lũy hơn 100 năm của tập đoàn, hãng quyết tâm sẽ từng bước thay đổi thị trường thép mạ của Việt Nam bằng những tiêu chuẩn cao hơn, bền vững hơn.

Ông Đặng Thanh Hùng - Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam, người đã tham dự vào hành trình 30 năm thực thi phát triển bền vững của BlueScope tại Việt Nam - đã có những chia sẻ về hành trình này của công ty.

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 1
Ông Đặng Thanh Hùng - Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Thúc đẩy xu thế vật liệu xanh trong ngành xây dựng

Vào những năm 90, đứng trước một thị trường còn chưa quen thuộc với các "tiêu chuẩn xanh" như vậy, BlueScope đã làm gì để đặt những viên gạch đầu tiên trong lộ trình phát triển bền vững của mình?

- Ngày nay, chúng ta nói rất nhiều về các hệ thống chứng nhận công trình xanh như Lotus, hệ thống chứng nhận cho thị trường xây dựng Việt Nam, Green Mark, hệ thống chứng nhận của Singapore, EDGE, hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí năng lượng, nước và năng lượng hàm chứa của vật liệu… Cuối cùng là LEED, hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển tại Mỹ, dành cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu toàn cầu. Trong đó, LEED là hệ thống được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hơn cả, nhưng chỉ cách đây hơn 10 năm thôi, LEED là một thuật ngữ còn chưa phổ biến với giới xây dựng, nhất là mảng xây dựng công nghiệp.

Thời điểm đó, để giới thiệu xu thế xây dựng xanh và chứng chỉ LEED đến chủ đầu tư, chúng tôi đã liên tục phối hợp với các chuyên gia trong ngành tổ chức hàng loạt hội thảo rộng khắp các tỉnh thành lớn. Chúng tôi đã cùng ngồi với chủ đầu tư để phân tích những gì họ sẽ được khi triển khai LEED. Quá trình thuyết phục này cần rất nhiều sự kiên trì nhưng chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ dừng lại trước bất kỳ khó khăn nào bởi chúng tôi hiểu, LEED là xu thế và nếu không chuẩn bị kỹ càng, chúng ta sẽ trở tay không kịp khi chính sách vĩ mô thay đổi. Chỉ vài năm sau đó thôi, LEED đã trở thành tiêu chí phổ biến và là lựa chọn hàng đầu khi các chủ đầu tư triển khai công trình công nghiệp.

Bên cạnh nỗ lực về việc xây dựng "nhu cầu xanh", chúng tôi cũng là công ty tiên phong của ngành thép cho ra đời công nghệ Thermatech - công nghệ sơn mạ có thể hỗ trợ chủ đầu tư được cộng điểm chứng chỉ LEED nhờ độ phản xạ bức xạ nhiệt từ mặt trời, giúp giảm nhiệt độ bề mặt mái đến 6 độ C, từ đó tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 2
30 năm hiện diện tại Việt Nam của BlueScope gắn liền với hành trình không ngừng đổi mới và sáng tạo các sản phẩm, giải pháp "xanh" cho ngành (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Những gì diễn ra sau này đã chứng minh chúng tôi có một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Mới đây thôi, tại COP27, Việt Nam đã cam kết tiên phong đi đầu chuyển đổi năng lượng cùng với chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Trước đó, tại COP26, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

NS BlueScope Việt Nam đề ra mục tiêu cắt giảm 40% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 2018, tương đồng với kế hoạch toàn cầu của tập đoàn và kế hoạch trung hòa carbon của chính phủ.

Chúng tôi cũng là nhà sản xuất thép mạ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC) cấp giấy chứng nhận "Nhãn xanh".

Nửa cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng sẽ được cấp chứng nhận nhà sản xuất thép có trách nhiệm ResponsibleSteel. Đây không chỉ là dấu ấn đặc biệt cho 30 năm không ngừng hướng ngành tôn mạ phát triển theo các tiêu chuẩn bền vững hơn của chúng tôi mà còn là "tấm giấy chứng nhận" cho hành trình phát triển bền vững của chúng tôi tại Việt Nam.

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 3
NS BlueScope Việt Nam là nhà sản xuất thép mạ đầu tiên đạt chứng nhận nhãn xanh cho các dòng tôn mạ cao cấp của hãng (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Tiên phong phát triển giải pháp và vật liệu tôn mạ bền vững

Bên cạnh việc lan tỏa xu thế xây dựng xanh, BlueScope có "vũ khí bí mật" nào để giúp các doanh nghiệp dễ dàng chạm tới xây dựng xanh và phát triển bền vững không thưa ông?

- Đây là một câu hỏi thú vị với một doanh nghiệp coi R&D là xương sống hoạt động như NS BlueScope Việt Nam. Chúng ta đều biết hai vật liệu phổ biến nhất trong ngành xây dựng là thép và xi măng, nhưng thực chất đây lại là hai tác nhân thải lượng khí CO2 lớn nhất toàn cầu năm 2021.

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc ước tính hai loại vật liệu này chiếm tới 14 - 16% phát thải CO2 toàn cầu. Vì vậy, ngành xây dựng cũng luôn cố gắng phát triển các vật liệu thay thế an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Trong đó, tôn mạ là có thể được coi là vật liệu bền vững vì có tính tái sử dụng cao. Và một điều chúng tôi luôn theo đuổi là không ngừng nâng cao tuổi thọ của vật liệu, từ đó thúc đẩy sự bền vững của ngành.

Trước đây, vào những năm 1990, thị trường mới chỉ phổ biến tôn mạ môt lớp (tôn kẽm) rất dễ bị ăn mòn, rỉ sét và tuổi thọ thấp. Chính vì vậy, năm 2005, chúng tôi đã xây dựng nhà máy và lần đầu tiên đưa công nghệ mạ hai lớp nhôm kẽm (tôn lạnh) vào Việt Nam, giúp tăng tuổi thọ công trình. Song, chúng tôi tâm niệm đột phá hơn nữa công nghệ mạ tôn, hướng đến những công trình có tuổi thọ bền bỉ nhất, giải quyết các vấn đề rỉ sét vẫn còn tồn tại…, trong đó có các khu vực môi trường ô nhiễm, sát biển, dễ ăn mòn.

Năm 2019, chúng tôi một lần nữa giới thiệu thêm một tiêu chuẩn tôn mạ đột phá, công nghệ mạ 4 lớp với bí quyết độc quyền từ BlueScope, góp phần đưa sự phát triển công nghệ của ngành tôn mạ lên một tầm cao mới. Nhiều công trình lớn như nhà máy ô tô Vinfast, Thaco, BW Hải Phòng, nhà máy lọc dầu Long Sơn, nhà máy bia Heineken, hay nhà máy điện tử Goertek… đã ứng dụng tôn mạ bốn lớp này của chúng tôi.

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 4
Nhà máy lọc dầu Long Sơn có vị trí sát biển nên đã chọn vật liệu tôn hợp công nghệ mạ 4 lớp Activate của BlueScope (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Bên cạnh đó, với thời tiết khắc nghiệt của xứ sở nhiệt đới, thường gây ra các hiện tượng rỉ sét, tốc mái, làm giảm tuổi thọ công trình, chúng tôi đã phát triển và đưa vào thị trường dòng tôn cuốn mép thế hệ mới LYSAGHT SMARTSEAM không dùng vít, giải pháp chống dột tuyệt đối giúp chủ đầu tư an tâm vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sản phẩm được ứng dụng công nghệ cuốn mép 360o giúp mép tôn được khóa chặt và kín 100% chống thấm dột toàn diện, có khả năng chịu tải trọng gió đạt chứng nhận FM APPROVALS (US), giảm rủi ro tốc mái. Khi nhiệt độ thay đổi, đai seam với móc seam di động, cho phép hệ mái lợp co giãn độc lập với hệ khung ở dưới, giúp toàn bộ hệ mái trượt 100%, ngăn hiện tượng biến dạng.

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 5

Với làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ của nhà đầu tư điện - điện tử, ngành hàng yêu cầu tiêu chuẩn về nhà xưởng cao, tôn COLORBOND công nghệ Activate là sản phẩm được nhà máy Goertek lựa chọn (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Gần đây nhất, năm 2022, chúng tôi ra mắt dòng sản phẩm thép mạ màu đầu tiên trên thị trường sandwich panel dành riêng cho ứng dụng phòng sạch, phòng lạnh và vách kiến trúc, giúp giải bài toán khó về vật liệu không nung, thi công nhanh chóng và độ bền cao.

Dòng sản phẩm mới này giải được hết các nan đề như phòng lạnh dùng cho các khu vực chế biến và lưu trữ thủy hải sản nên thường dễ bị ăn mòn, các phòng sạch thì cần điều kiện đảm bảo sạch vi khuẩn để lắp ráp, nghiên cứu các linh kiện điện tử hay vách kiến trúc thường có yêu cầu độc đáo về sóng tôn và màu sắc…

30 năm phát triển bền vững của doanh nghiệp tiên phong ngành tôn mạ - 6

Nhà máy dược Otsuka Techno Việt Nam sử dụng sản phẩm COLORBOND® For Panel cho phòng sạch của BlueScope dành riêng cho ứng dụng sandwich panel (Ảnh: NS BlueScope Việt Nam).

Có thể nói, hành trình 30 năm phát triển bền vững của chúng tôi tại Việt Nam là hành trình mang dấu ấn của đổi mới và sáng tạo. Chúng tôi không ngừng tạo ra những công nghệ mới phục vụ sự phát triển bền vững của ngành.