2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng

Trường Thịnh

(Dân trí) - 2020 là một năm chứng kiến sự tăng vọt đầu tư vào điện mặt trời áp mái. Liệu bước sang năm 2021, điện mặt trời áp mái có tiếp tục là lựa chọn đầu tư thông minh của người tiêu dùng?

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 1

Nhìn lại cơn sốt điện mặt trời trong những năm qua

Những năm trở lại đây, thị trường điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo Tài liệu thông tin của VEPG: Phát triển điện mặt trời áp mái trong tháng 9 năm 2020, tổng số hệ thống cũng như công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái đã tăng tới gần 5 lần trong 12 tháng, kể từ tháng 9/2019. Đến cuối tháng 9 năm 2020, trên cả nước có 56.139 hệ thống điện mặt trời áp mái (ĐMT) với tổng công suất lắp đặt 1.543,2 MWp (cuối tháng 8, 2020: 48.631 hệ thống với tổng công suất 1.168,2 MWp). Ngoài ra, theo EVN, còn 4.850 dự án điện mặt trời mái nhà (công suất 2.860 MWp) đăng ký thực hiện trong năm 2020.

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 2
Tổng số hệ thống và công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái tính đến cuối tháng 9/2020 (Nguồn: VEPG)

Việc phát triển điện mặt trời áp mái tại nước ta trong ba năm trở lại đây phù hợp với xu thế chung của thế giới, khi biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề cần được ưu tiên. Các dạng năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái bắt đầu có được sự quan tâm của những người làm chính sách bởi nó tận dụng được nguồn tài nguyên vô tận và góp phần giảm tải công suất cho lưới điện quốc gia.

Đặc biệt, sau Quyết định 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời áp mái, rất nhiều công ty trong lĩnh vực năng lượng đã đầu tư vào các thiết bị liên quan. Điều này khiến cho thị trường pin mặt trời áp mái trở nên sôi độnghơn bao giờ hết.

Bên cạnh những chính sách của Chính phủ chuẩn bị được ban hành, các doanh nghiệp cũng đang chung tay xây dựng hệ sinh thái điện mặt trời áp mái. Ông Nhữ Văn Hoan - Phó Tổng Giám đốc thường trực của Tập đoàn Sơn Hà, một doanh nghiệp đã dành nhiều tâm huyết cho hệ sinh thái này chia sẻ: "Sơn Hà đã chuẩn bị rất kỹ từ hai năm trước, bắt đầu nghiên cứu từ gốc rễ ở khâu R&D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm) và đã hợp tác với một số doanh nghiệp có kinh nghiệm triển khai điện mặt trời áp mái trên thế giới".

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 3
Ông Nhữ Văn Hoan phát biểu trong lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Sơn Hà và Tập đoàn FLC nhằm lắp đặt tấm pin mặt trời FreeSolar tại các quần thể FLC

Ông Hoan cũng cho biết thêm, những năm qua, Sơn Hà đã hợp tác với Đức để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cụ thể là sản phẩm điện mặt trời áp mái FreeSolar. Đồng thời, doanh nghiệp này đã và đang xây dựng các tiêu chuẩn lắp đặt, hệ thống bảo hành, hệ thống mạng lưới vận hành, cũng như hệ thống phần mềm để vận hành các nhà máy điện phi tập trung, hướng tới xu hướng Việt Nam sẽ có thị trường điện mặt trời cạnh tranh.

Trào lưu sử dụng điện mặt trời để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng ngày càng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Điện mặt trời áp mái dần cho thấy sự hiệu quả, thân thiện và bền vững khi người tiêu dùng có thể sử dụng điện sạch từ nguồn năng lượng mặt trời, thậm chí có thể bán lại cho điện lưới quốc gia nếu không sử dụng hết.

2021 có còn là thời điểm vàng để đầu tư vào điện mặt trời áp mái?

Sau một năm 2020 bùng nổ, 2021 sẽ là mốc thời gian bản lề cho Việt Nam phát triển điện mặt trời áp mái. Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công thương Việt Nam xây dựng với khung chính sách và pháp lý mới, dự kiến sẽ được phê duyệt vào đầu năm sau. Trước đó, Quy hoạch điện VII đã được ban hành tháng vào tháng 3/2016 dự báo năng lượng mặt trời sẽ có công suất phát triển tương ứng ở mức 4.000 MWp năm 2025 và 12.000 MWp đến năm 2030.

Cùng với đó, 2021 cũng sẽ là năm đầu tiên giá mua điện của lưới điện quốc gia sẽ đi vào ổn định. Cụ thể, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời áp mái sẽ ở mức 8,38 UScent/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của Việt Nam với đô la Mỹ, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 4
Bảng giá điện kể từ 2021 sẽ có thay đổi so với thời gian 2 năm trước (Nguồn: EVN)

Ngoài ra, các chuyên gia đánh giá, điện mặt trời áp mái vẫn sẽ là xu hướng lựa chọn của nhiều hộ gia đình hay doanh nghiệp trong năm 2021 sắp tới. Cụ thể, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, dự báo đến sau ngày 31/12/2020, tổng công suất điện mặt trời tại Việt Nam sẽ lên tới con số kỷ lục: 9.000MWp, chiếm khoảng 15% công suất toàn hệ thống điện Việt Nam; trong đó điện mặt trời áp mái chiếm 1/3, tức khoảng 3.000MWp.

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 5
Sản phẩm FreeSolar của tập đoàn Sơn Hà được triển khai ở nhiều dự án

Bí quyết đầu tư điện mặt trời áp mái hiệu quả?

Dù điện mặt trời cho thấy nhiều lợi ích và ưu việt, nhưng để đạt hiệu quả cao về mặt sử dụng, người tiêu dùng bao gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp cần quan tâm và tìm hiểu kỹ càng những vấn đề sau:

Vị trí đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Điều kiện tiên quyết để đi đến quyết định lắp đặt điện mặt trời áp mái là khu vực sinh sống của người dân phải có ánh nắng và cường độ ánh nắng đủ để đảm bảo dòng điện từ mặt trời được ổn định.

Nhu cầu sử dụng: Với chi phí ban đầu khoảng từ 80 đến 100 triệu, quyết định đầu tư vào năng lượng này là chưa hợp lý nếu nhu cầu sử dụng điện mặt trời không thực sự lớn (hóa đơn điện hàng tháng từ 2 triệu đồng trở xuống). Tùy thuộc vào mong muốn sử dụng, các hộ gia đình, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa ra các lựa chọn phù hợp.

Vốn đầu tư vào điện mặt trời: Đầu tư điện mặt trời là hình thức đầu tư dài hạn, để thu hồi vốn đầu tư ban đầu (trên dưới 100 triệu) và bắt đầu có lãi phải mất từ 4 tới 6 năm. Thêm vào đó, khoảng thời gian này sẽ phát sinh các chi phí liên quan tới bảo hành, bảo trì, thay thế thiết bị thu điện và tạo điện. Việc sử dụng vốn vay để đầu tư là điều mà các cá nhân hay hộ gia đình cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Thiết bị tốt đến từ công ty uy tín: "Dùng thiết bị của công ty nào?" là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng đặt ra khi tìm hiểu và lựa chọn một nhà cung cấp điện mặt trời áp mái uy tín. Điều này là cần thiết cho mọi hộ gia đình và, doanh nghiệp trước khi chính thức có những tấm pin năng lượng lắp trên mái nhà, nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều tiềm năng này đang "vàng thau lẫn lộn", nhiều đơn vị phân phối những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

2021 - Đầu tư vào điện mặt trời áp mái: Không ồ ạt, đi vào chất lượng - 6

FreeSolar được nhiều gia đình nghệ sĩ nổi tiếng sử dụng

Free Solar, tấm pin năng lượng mặt trời áp mái đến từ nhà sản xuất Sơn Hà có thể là lời giải cho thắc mắc này của người dùng. Ngoài việc đạt tiêu chuẩn công nghệ Đức - quốc gia hàng đầu về phát triển năng lượng mặt trời, FreeSolar còn được bảo hiểm sản lượng điện sản xuất bởi Công ty Bảo hiểm BIC thuộc Ngân hàng BIDV. Khách hàng khi mua sản phẩm cũng được bảo hành 1 đổi 1 tấm pin trong 12 năm đầu vàtrong 5 năm cho bộ inverter, đồng thời cũng được bảo hiểm hiệu suất pin tối thiểu 80% trong 25 năm bởi nhà sản xuất. Đây cũng là giải pháp tăng tính thẩm mỹ và chống nóng cho mái nhà. Đồng thời, là kênh đầu tư tăng thu nhập hiệu quả khi điện sản xuất dư thừa có thể bán lại cho điện lưới quốc gia. Tham khảo thông tin chi tiết: https://freesolar.vn/ hoặc liên hệ hotline: 19003188.