Tình cảm đặc biệt dành cho đất Mẹ Việt Nam

Phong thái giản dị, dịu dàng, người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé đó đã ghi tên tuổi mình ở nhiều nước trên thế giới bằng chính đôi tay khéo léo, bằng những nghiên cứu say mê trong lĩnh vực y học. Chị là bác sĩ Lê Thúy Oanh.

Tình cảm đặc biệt dành cho đất Mẹ Việt Nam

Bác sĩ Lê Thúy Oanh là người từng được Tạp chí uy tín "Ki Ki-chô-đo - Ai là Ai” của Hunggary bình chọn là người châu Á xuất sắc với những thành công trong phương pháp cấy chỉ.  

Chào chị, người phụ nữ được mệnh danh là "cây kim châm cứu ở trời Âu”, đến giờ tôi vẫn tự hỏi làm cách nào, bằng cách gì mà một người phụ nữ nhỏ nhắn lại có được những thành công vang dội ở xứ người đến vậy?

Thường thì người ta hay tưởng sự thành đạt trong kinh doanh là mặt nổi bật duy nhất của nhiều kiều bào sống ở nước ngoài. Thế nhưng thành đạt bằng chính nghề nghiệp của mình ở nước ngoài, đó mới là niềm mơ ước, nỗi trăn trở, niềm hạnh phúc của người có theo học một nghề nghiệp nhất định nào đấy. Sự thành đạt này không chỉ trông chờ vào sự may rủi, vận hạn bất thường của môi trường sống mà chủ yếu nhờ chính vào lòng yêu nghề tha thiết, bằng mọi giá vượt qua những khó khăn vật chất, tinh thần để theo đuổi đến cùng nghề nghiệp của mình...Tôi nghĩ, làm bất kỳ nghề gì nếu mình quyết tâm, dồn tất cả sức lực vào đó và đi đến cùng với con đường mình đã chọn ắt hẳn sẽ gặt hái được những thành công nhất định.

Chị vừa khẳng định, phải dồn sức vào công việc chuyên môn mới có thành quả như ngày hôm nay, nhưng theo tôi được biết, quỹ thời gian chị dành cho công tác xã hội cũng dày đặc?

Ngoài công việc chính là bác sĩ trị bệnh cứu người, tôi còn tham gia giảng dạy để đào tạo bác sĩ ở Hungary và châu Âu. Tôi còn là cộng tác viên điều trị ở một số bệnh viện ở Pháp, Đức và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, giữa bộn bề công việc tôi cũng phải tự thưởng cho mình khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Khoảng thời gian tôi tự cho mình nghỉ ngơi đó làm tham gia các câu lạc bộ từ thiện. Chúng tôi đã xây dựng những chương trình trợ giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hungary, giúp những gia đình người Việt tại đây vượt khó vươn lên. Không chỉ ở Hungary mà ở một số nước khác, thậm chí hàng năm chúng tôi có chương trình về nước vừa khám chữa bệnh, vừa trợ giúp cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình hỗ trợ của chị có liên quan đến việc giúp nạn nhân chất độc màu da cam trị bệnh bằng phương pháp châm cứu?

Đúng vậy! Năm 2007-2008, tôi có dịp hướng dẫn cấy chỉ (châm cứu) tài trợ tiền, dụng cụ và kim chỉ cho làng Hữu nghị Vân Canh để chữa cho các bệnh nhân nhiễm chất độc da cam. Cho tới nay, họ vẫn ứng dụng phương pháp này rất có hiệu quả. Ở Việt Nam có đến hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam, trong khi thực tế là phương pháp cấy chỉ không quá phức tạp trong điều trị nhưng lại có hiệu quả cao. Thật may mắn là rất nhiều bệnh nhân không chỉ ở Việt Nam đã đỡ và khỏi bệnh nhờ phương pháp này. Tôi mong muốn được góp sức mình trong việc điều trị bệnh bằng phương pháp này cho người Việt Nam để giảm bớt phần nào nỗi đau mà những nạn nhân da cam đang phải hứng chịu.

Các bác sĩ nước ngoài chăm chú học tập khi GS Nguyễn Tài Thu thực hiện ca châm cứu.

Các bác sĩ nước ngoài chăm chú học tập khi GS Nguyễn Tài Thu thực hiện ca châm cứu.

Với quá nhiều công việc dồn lên vai chị, vậy chị dành khoảng thời gian nào cho gia đình nhỏ của mình?

Dù rất nhiều việc nhưng tôi luôn cân bằng việc gia đình và xã hội. Là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt dù sinh sống bất kỳ nơi đâu trên địa cầu này cũng phải tề gia, nội trợ. Tuy nhiên, do bận nhiều việc tôi chỉ có thể đi chợ, nấu cơm vào những ngày nghỉ cuối tuần. Điều quan trọng là phải bố trí thời gian một cách khoa học. Tôi đã học được phương châm sống của bác sĩ Trương Thìn đó là, sử dụng thời gian nghỉ ngơi tích cực. Điều đó có nghĩa là, khi mình nghỉ làm việc này chuyển sang làm việc khác thì não bộ của mình sẽ được hưng phấn hơn. Nếu biết kết hợp hài hòa giữa công tác chuyên môn, việc nhà, công tác xã hội thì hiệu quả công việc sẽ tăng, không rơi vào trạng thái nhàm chán.

Trân trọng cảm ơn chị!

Từ năm 1982, bác sĩ Lê Thúy Oanh công tác tại Viện Quân y 91 - khoa nội Tim mạch- chị đã tự học thêm và kết hợp với chuyên môn chính của mình để điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị hen phế quản, đau khớp bằng phương pháp cấy chỉ. Đặc biệt chị đã tìm tòi, nghiên cứu, tự tìm cách cải tiến cây kim cấy chỉ để điều trị bệnh nhân có hiệu quả cao hơn. Chị sang Hungary làm việc từ năm 1990 và định cư tại đây. Tên tuổi bác sĩ Thuý Oanh không xa lạ với những tổ chức y tế ở Hungary như Viện châm cứu và Phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, Viện Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em Debrecen. Năm 1992,chị Oanh là một trong số hai người châu Á được công nhận là người thành đạt nhất ở Hungary.Hộp chỉ chứa chữ. Màu nền, viền, kiểu dáng của chữ hay hộp đều có thể thay đổi.











Theo Anh Anh
Đại Đoàn Kết