Xem công nghệ tẩy rêu hiện đại trên di sản UNESCO tại Huế

(Dân trí) - Với đầu phun đặc biệt để tăng áp và tạo ra luồng hơi nước nóng, chuyên gia của Đức đã làm sạch nhanh chóng các bề mặt gạch có bám rêu tại Cổng Ngọ Môn - Di sản thế giới UNESCO tại Huế.

Ngày 15/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Tập đoàn Karcher đã tiến hành Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế – 1 di tích trong hệ thống Quần thể Di tích Cố đô Huế, Di sản văn hóa vật thể nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 1993. Đây là công việc thuộc chuỗi chương trình tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher đến từ CHLB Đức bắt đầu từ năm 1980 giúp bảo tồn các công trình văn hóa, di tích lịch sử nhờ vào đội ngũ chuyên gia làm sạch đảm trách.

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 1.JPG

Cổng Ngọ Môn là khu vực tiến hành dự án này

Tọa lạc tại quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nhiều mưa là một trong những nguyên nhân khiến Cổng Ngọ Môn trở thành nơi hoàn hảo để phát triển các loại tảo, rêu, nấm, vi khuẩn và địa y trên bề mặt, đồng thời hiện trạng bề mặt hư hại cũng tạo điều kiện các loại cây con bén rễ qua các mối nối và vết nứt tại cổng thành.

Với mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử quý báu này, các chuyên gia từ CHLB Đức tiến hành sử dụng các máy phun rửa áp lực cao nhằm loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học bám lâu năm trên công trình Cổng Ngọ Môn.

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 7.JPG

Chuyên gia ứng dụng về mảng công nghệ làm sạch và vệ sinh với 26 năm kinh nghiệm, tham gia quá trình phục chế hơn 100 dự án - ông Thorsten Marco Mowes từ CHLB Đức bắt đầu quy trình làm sạch rêu. 

Theo đó, phương án là áp dụng công nghệ Phun rửa áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning). Hệ thống gia nhiệt của máy sẽ đun hơi nước đến nhiệt độ lên đến 100°C (nhiệt độ bình 155°C). Sau đó, thông qua 1 đầu phun đặc biệt để tăng áp và tạo ra luồng hơi nước nóng với áp lực 0.5-1 bar phun lên bề mặt cần làm sạch; Cơ chế này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ ô nhiễm sinh học trên bề mặt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá ở dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng. Điều này đồng nghĩa với việc làm chậm thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại này.

Chương trình nhằm hỗ trợ miễn phí việc làm sạch cho các công trình có tính biểu tượng văn hóa, di tích lịch sử trên cả 5 châu lục, trong đó tiêu biểu là dự án làm sạch Tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro, Brazil, Núi Rushmore – Khu tưởng niệm quốc gia, Mỹ, Hàng cột trên Quảng trường St Peter-Thành phố Vatican, cầu Nihonbashi, Nhật Bản v.v… Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, kinh thành Huế không những góp phần tôn tạo cảnh quan và không gian di sản hoàn chỉnh trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, giúp thu hút khách tham quan, mà còn thể hiện cam kết của Karcher trong việc hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa lâu đời tại Việt Nam.

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 2.JPG

Những máy làm sạch được dựng xung quanh Ngọ Môn. Phần tường gạch và các tảng đá lót chân tường sẽ được tẩy rêu nhưng và cho ra màu xưa

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 3.JPG

Chuyên gia giới thiệu về máy đun hơi nước

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 4.JPG

Đầu phun đặc biệt để tăng áp và tạo ra luồng hơi nước nóng với áp lực 0.5-1 bar.

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 5.JPG

Áp lực nước hơi nóng nhẹ từ đầu phun sẽ làm sạch rêu nhanh chóng.

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 6.JPG

Chuyên gia Thorsten bắt đầu quá trình

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 13.JPG

Mảng tường với màu gạch xưa và vôi vữa màu nguyên gốc lộ ra chỉ trong vòng vài phút

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 8.JPG

Dự tính sẽ mất 15 ngày để làm sạch rêu ở cổng Ngọ Môn

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 10.JPG

Các khách mời xem mảng tường được làm sạch

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 12.JPG
Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 9.JPG
Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 14.JPG

Quá trình này được làm cẩn thận với mức tác động tối thiểu lên di tích

Chuyen gia Duc tay reu tren di tich Hue bang cong nghe hien dai 11.JPG

Màu bức tường gạch lộ ra sau khi tẩy rêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các chuyên gia CHLB Đức cho biết là màu nguyên thủy chứ không phải màu mới

Video:

Xem công nghệ tẩy rêu hiện đại trên di sản UNESCO tại Huế

Đại Dương