1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Vì sao ngựa vằn lại có sọc đen trắng?

(Dân trí) - Đã bao giờ bạn đặt dấu hỏi về loài ngựa vằn có hai màu đen trắng nổi bật trên đồng cỏ châu Phi? Dường như hai màu này dễ thu hút các loài thú dữ khác tấn công. Tuy nhiên, có một sự thật mới được phát hiện có thể khiến bạn bất ngờ.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, hai màu sọc đen và trắng xuất hiện có "năng lực" kì lạ có thể giúp bảo vệ con người và các động vật khác khỏi vết cắn của loài ruồi trâu nguy hiểm và những phiền toái từ các loài hút máu khác.

Vì sao ngựa vằn lại có sọc đen trắng? - Ảnh 1.

Ngựa vằn với hai màu sọc đen trắng có tác dụng khá bất ngờ.

Trên tạp chí Royal Society Open Science, một báo cáo đã được đưa ra chỉ rõ việc sử dụng cơ thể sọc đen trắng có thể làm giảm số lần cắn của một con ruồi trâu ngoài tự nhiên mà một người nhận được tới 10 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu một cách khoa học sau khi ghi nhận một số nhóm bộ lạc khác nhau ở Châu Phi, Austrlia, Papua New Guinea và Bắc Mỹ sử dụng các hình vẽ trang trí dạng sọc trong các nghi lễ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ý nghĩa văn hóa của sơn sọc và hoa văn khác nhau chủ yếu liên quan đến yếu tố văn hóa, nhưng thực tế nó đóng vai trò chống ruồi rất thực tế.

Ruồi trâu là loài có thể truyền bệnh qua đường máu giữa các loài động vật. Như vậy, tránh được những phiền toái này có thể là vấn đề sống hay chết trên thảo nguyên.

"Chúng tôi tin rằng những những bộ lạc nêu trên biết rõ đặc tính chống lại ruồi trâu. Về cơ bản, việc sử dụng bodypaintings sọc trắng có thể được coi là một ví dụ cho sự tiến hóa / sinh thái hành vi và thích nghi với môi trường", Gabor Horvath, đến từ Khoa Vật lý Sinh học tại Đại học Eotvos Lorand, Hungary, cho biết.

Để có kết quả thuyết phục hơn, các nhà khoa học còn nghiên cứu các hiệu ứng đặc biệt nhờ sọc đen trắng như ngựa vằn bằng cách sử dụng ba ma-nơ-canh khác nhau. Trong đó, một ma-nơ-canh có làn da sẫm màu, một ma-nơ-canh có làn da sáng và một người có làn da tối màu được vẽ bằng sọc trắng. Sau khi để ma-nơ-canh ở một đồng cỏ gần Szokolya ở Hungary vào mùa hè, họ đã tiến hành đếm số lượng vết cắn nhận được.

Với kết quả thu nhận được, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi những con ruồi trâu đã "bỏ quên" một phần mẫu ma-nơ-canh vẽ sọc trắng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một bộ thiết bị công nghệ cao, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơ thể sọc trắng giúp phản chiếu ánh sáng phân cực ít đáng chú ý hơn nhiều.

Trang Phạm (Theo IFL Science)