Vắc xin chống bệnh tiểu đường tuýp 1 sắp được thử nghiệm trên người

(Dân trí) - Sau hàng thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học Hà Lan mới đây đã công bố mẫu vắc xin ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người vào năm 2018.

Vắc xin chống bệnh tiểu đường tuýp 1 sắp được thử nghiệm trên người - 1

Mẫu vắc xin mới chỉ mang tính chất phòng bệnh chứ chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Theo các nhà khoa học của Đại học Tampere, Phần Lan, mẫu vắc xin mới có thể làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể giúp kháng lại các loại vi-rútgây bệnh tiểu đường tuýp 1 ở người.

Tiểu đường tuýp 1 có xu hướng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bệnh nhân. Nó làm giảm khả năng sản xuất insulin, khiến cơ thể khó hấp thụ đường glu-cô-zơ trong máu.

Sự thiếu hụt insulin này là do mô tụy (tế bào beta) bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu gầy đây đã phát hiện ra một loại vi-rút có tên Vi-rút coxsackie B1 (CVB1) có thể là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.


Bệnh tiểu đường tuýp 1 làm giảm khả năng sản xuất insulin, khiến cơ thể khó hấp thụ đường glu-cô-zơ trong máu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 làm giảm khả năng sản xuất insulin, khiến cơ thể khó hấp thụ đường glu-cô-zơ trong máu.

Vi-rút coxsackie là loại vi-rút có khả năng sinh sôi trong đường tiêu hóa, ổn định trong môi trường acid kể cả acid dịch dạ dày. Virut gây ra một số hội chứng trên lâm sàng như: bệnh bại liệt, bệnh tay, chân, miệng, viêm màng não và viêm cơ tim.

Sau hơn 2 thập niên nghiên cứu, Trường Đại học Tampere ở Phần Lan đã có bằng chứng chắc chắn về mối liên kết giữa vi-rút này với phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Mối liên quan này dẫn đến nguy cơ cơ thể tự tiêu hủy các tế bào trong tuyến tụy của mình.

Đối với một số trẻ em bị nhiễm vi-rút CVB1, đây có thể là sự khởi đầu của một căn bệnh kinh niên và không thể chữa được. Theo nghiên cứu năm 2014 của Hyöty, 5% trẻ em bị nhiễm CVB1 tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1.

Con số này không lớn nhưng nó cho thấy mỗi năm có hàng trăm trẻ sơ sinh ra trên toàn cầu có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 . Nếu những bệnh nhân khác của nhóm CVB cũng tự miễn nhiễm tế bào beta – con số này có thể cao hơn.

Từ nghiên cứu trên, một loại vắc xin phòng bệnh đã ra đời và thử nghiệm thành công trên động vật.

Hyöty - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:"Hiện tại, chúng tôi đã thử nghiệm vắc xin hiệu quả và an toàn trên chuột. Giai đoạn tiếp theo sẽ là nghiên cứu vắc xin ở người”.

Ba giai đoạn thử nghiệm ở người hiện đang trong giai đoạn triển khai, và có thể phải đến 08 năm để đánh giá tính hiệu quả của thuốc. Theo dự kiến, các nhà khoa học sẽ tiến hành giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên vào năm 2018.

Khánh Duy (Theo ScienceAlert)