1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tưởng không lối thoát, ngựa vằn quay ra dìm sư tử sặc nước để chạy trốn

Minh Khôi

(Dân trí) - Đoạn clip ấn tượng ghi lại khoảnh khắc con ngựa vằn dù bị sư tử ngọam cổ, nhưng vẫn cho thấy sự khôn khéo và ý chí sinh tồn mãnh liệt.

Clip ngựa vằn chọn cách dìm sư tử sặc nước để chạy trốn.

Mặc dù bị sư tử ngọam vào cổ nhưng ngựa vằn vẫn bình tĩnh, nó không phản ứng quyết liệt mà nhẹ nhàng di chuyển ra vùng nước sâu hơn và bất ngờ "dìm chết" sư tử. Clip được ghi ở trên một thảo nguyên của Châu Phi.

Khi bị ngựa vằn dìm xuống nước, sư tử bị sặc và bắt buộc phải buông con mồi. Nhân cơ hội này, ngựa vằn dùng toàn bộ sức lực còn lại của mình phi lên bờ để tháo chạy.

Sau vài giây bị "choáng", sư tử vùng dậy đuổi theo con mồi nhưng bất thành.

Ngựa vằn là một giống ngựa rất đặc biệt, thường sống ở vùng thảo nguyên và hoang mạc châu Phi. Khác với những người anh em của mình, ngựa vằn có một bộ lông với hai màu đen trắng, bố trí thành các sọc từ đầu đến chân.

Màu sắc đặc biệt này của ngựa vằn có tác dụng rất lớn giúp chúng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt tại châu Phi.

Màu sắc đen trắng xen kẽ giúp chúng làm giảm tới 70% nhiệt của ánh Mặt trời hấp thụ vào cơ thể. Cách bố trí các sọc trên cơ thể ngựa vằn cũng rất độc đáo, nó tạo ra các dấu hiệu riêng cho mỗi con ngựa vằn giống như dấu vân tay của con người.

Còn đối với ngựa vằn thì đó là các sọc ở vai hoặc cổ, giúp chúng nhận biết các thành viên trong đàn.

Tưởng không lối thoát, ngựa vằn quay ra dìm sư tử sặc nước để chạy trốn - 1

Nhiều người thường nghĩ, màu sắc sặc sỡ của ngựa vằn có thể thu hút các loài thú ăn thịt khác như sư tử hay linh cẩu.

Tuy nhiên thực chất thì các sọc đen trắng này lại giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài này. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, các nhà khoa học cho rằng với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác.

Giống như một dạng ảo ảnh quang học, khiến cho 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ. Đánh lừa các loài ăn thịt và khiến chúng không dám tới gần.

Bên cạnh các yếu tố đó, ngựa vằn còn một "vũ khí bí mật", đó là cú đá hậu bằng hai chân sau với lực cực mạnh, có thể làm bể quai hàm của một con sư tử dũng mãnh nếu nó ngu ngốc đứng trong tầm chân.